Một số người có quan điểm là cần tránh hoàn toàn đồ ngọt và tinh bột để sống chung với bệnh tiểu đường. Đúng là việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có đường và tinh bột có thể làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường không nhất thiết phải tránh hoàn toàn chúng, điều quan trọng là nên tập trung vào một chế độ ăn uống cân bằng và hiểu rõ tác động của món ăn đến đường huyết.
1. Ảnh hưởng của tinh bột và đồ ngọt lên đường huyết ở người bị đái tháo đường
Đường huyết (hay còn được gọi là glucose) chủ yếu có nguồn gốc từ thực phẩm tiêu thụ, đặc biệt là từ các món ăn chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, các thực phẩm này được tiêu hóa nhanh chóng thành glucose và hấp thu vào máu, dẫn đến lượng đường trong máu tăng nhanh. Với người bị tiểu đường, do có rối loạn chuyển hóa, khi tiêu thụ quá nhanh và nhiều carbohydrate (carbs) có trong các thực phẩm này, quá tăng đường huyết diễn ra càng nhanh và mạnh mẽ hơn. Không những thế, lượng đường này tăng nhanh và giảm cũng nhanh sau đó, gây ra sự biến động đường huyết mạnh. Sự biến động này có thể dẫn đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn, đồng thời là nhiều tổn thương tế bào, mô và cơ quan (hay còn gọi là biến chứng). Hơn nữa, cơn đói sẽ nhanh chóng quay trở lại, khiến bạn thèm ăn hơn và càng làm tình trạng tăng đường huyết cũng như biến chứng trở nên nghiêm trọng.

2. Quan niệm chưa đúng: tránh hoàn toàn đồ ngọt và tinh bột khi bị bệnh đái tháo đường
Chúng ta thường nghĩ người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), do có lượng đường trong máu luôn có xu hướng tăng cao, nên phải tránh tuyệt đối đường và tinh bột, từ bỏ các món ăn yêu thích và các món tráng miệng. Người bị ĐTĐ không được ăn các loại thực phẩm chứa tinh bột như: cơm, gạo, bánh mì, bún, phở,…hoặc nhiều loại rau củ như khoai tây, khoai lang, ngô, đậu,… .
Có rất nhiều quan niệm chưa đúng về chế độ ăn uống dành cho người ĐTĐ, và điều trên là một trong số đó. Cơ thể con người luôn cần đến đường để tạo năng lượng cho các hoạt động sống, do đó chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống thường ngày. Bên cạnh đó, người bị ĐTĐ rất dễ gặp phải tình trạng hạ đường huyết. Lúc này, một viên kẹo ngọt, viên đường hay nước ngọt sẽ rất hữu ích để nhanh chóng kéo đường huyết lên cao, tránh được nhiều biến chứng nghiêm trọng. Qua đó, chúng ta có thể thấy, loại bỏ hoàn toàn đường và tinh bột ra khỏi bữa ăn không chỉ không cải thiện bệnh ĐTĐ, mà còn gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn đồ ngọt, tinh bột hoặc các thực phẩm có đường khác miễn là chúng được ăn như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh hoặc kết hợp với tập thể dục. Do đó, chúng ta nên nhìn nhận đồ ngọt và tinh bột là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, và không được loại bỏ chúng hoàn toàn. Với một vài cân nhắc, những người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn đồ ngọt và tinh bột bình thường.
3. Làm sao để ăn đồ ngọt và tinh bột an toàn cho người bị bệnh đái tháo đường?
Chúng ta có thể thấy người bệnh ĐTĐ không nhất thiết phải tránh hoàn toàn đường, đồ ngọt, hay tinh bột. Tuy nhiên, để tránh các tác hại của các thực phẩm này lên mức đường huyết, cần phải có một “chế độ ăn uống lành mạnh”. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ nhấn mạnh “chế độ ăn uống lành mạnh” là kết hợp với thịt cá, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và chất béo lành mạnh, đồng thời duy trì lượng muối và đường vừa phải. Ba thành phần sinh năng lượng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo cần được kiểm soát theo tỉ lệ cân đối và đảm bảo đều đặn hằng ngày. Ngoài ra, chất xơ trong rau xanh và các loại hạt không sinh ra đường và giúp làm chậm hấp thu đường từ các thực phẩm khác vào máu. Khi kiểm soát được các thành phần này thì người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được đường huyết ở mức an toàn, dù họ vẫn có đường và tinh bột trong bữa ăn của họ. Ví dụ, cơm là một nguồn tinh bột dồi dào trong thực đơn hằng ngày của người Việt, và nó có thể làm tăng đường huyết của bạn quá mức. Bạn nên ăn cơm cùng với các nguồn dinh dưỡng khác như thịt cá và rau củ, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng, vừa tăng cảm giác ngon miệng, vừa có thể đảm bảo mức đường huyết của bạn không tăng quá cao.

Tóm lại, các đồ ăn chứa đồ ngọt và tinh bột như bánh mì, ngô, cơm, bánh ngọt, kẹo, ngũ cốc, bánh quy, trái cây, kem hay đồ ngọt khác, thì nên được kết hợp với chất xơ, chất béo hoặc protein (có trong rau xanh, bơ, trứng, cá, sữa chua, thịt, các loại đậu, các loại hạt, …).
Lưu ý: không nên dựa vào những gợi ý này mà ăn quá nhiều đường và tinh bột. Việc theo dõi cẩn thận lượng tinh bột và đường nạp vào cơ thể là rất quan trọng khi kiểm soát bệnh tiểu đường vì nó có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và hiệu quả điều trị bệnh.
Hiểu rõ tác động của thức ăn lên đường huyết cùng máy đo đường huyết liên tục FPT
Việc đánh giá xem thức ăn ảnh hưởng như thế nào lên đường huyết là vấn đề quan trọng cho nhiều người ĐTĐ. Tuy nhiên, thật không dễ để đánh giá xem, một bữa ăn, một tô bún, hay một chiếc bánh ảnh hưởng thế nào lên mức đường huyết của mình. Với máy đo đường huyết liên tục, bạn có thể hiểu được tác động của đồ ăn, kể cả đồ ăn ngọt và chứa tinh bột, lên mức đường huyết của bạn. Bạn có thể nhận được cảnh báo khi đường huyết của mình đang tăng cao đến vùng nguy hiểm do thức ăn. Bạn có thể được nhắc nhở để vận động, để tiêu hao đường, để đưa đường vào kho dự trữ kịp thời, tránh đường huyết tăng quá cao. Những lần tiếp theo, bạn đã có thể hiểu rõ món ăn đó tác động như thế nào đến đường huyết của mình và có thể tận hưởng món ăn một cách thoải mái nhưng có thận trọng. Đây chính là một phần của “Làm chủ đường huyết, làm chủ cuộc sống”, một thông điệp gửi đến người bệnh ĐTĐ của FPT Medicare.

Để hiểu hơn về lợi ích của máy đo đường huyết liên tục, bạn có thế tham khảo thêm sản phẩm Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT, hoặc qua các bài viết khác trên trang web https://web.fptmedicare.vn/.
Bài viết tham khảo nguồn:
1. https://www.cdc.gov/diabetes/healthy-eating/people-with-diabetes-dessert.html
2. https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4204795/
3. https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3257742/
5. https://www.medicalnewstoday.com/articles/323080
6. https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/satisfy-your-sweet-tooth/