Tiếp nối phần 1, trong phần 2 này sẽ giải đáp thêm 10 câu hỏi về cách sử dụng, khắc phục sự cố và bảo quản thiết bị 3P.
- Gắn cảm biến 3P ở đâu trên cơ thể?
- Ưu tiên gắn ở vùng bụng, tránh vị trí thắt lưng và cách rốn 5 cm
- Nếu khách hàng có thai, hoặc trường hợp khác mà gắn ở vùng bụng không phù hợp thì có thể gắn ở mặt sau cánh tay.
Nơi gắn cảm biến: phần nhiều mỡ, ít cản trở vận động (phần sau của cánh tay khi duỗi/ phần dưới khi dơ tay 90 độ)
- Cách gắn cảm biến có đau không? Có dễ dàng không?
Việc gắn cảm biến của bộ theo dõi glucose liên tục 3P gần như không gây đau. Đầu dò được thiết kế siêu nhỏ, mềm dẻo và chỉ nằm dưới da khoảng vài mm. Khi gắn cảm biến, bạn sẽ được hỗ trợ bằng thiết bị gắn, giúp gắn dễ dàng, nhanh chóng và chỉ mang lại cảm giác “tê tê” như kiến cắn, hầu như không đau.
- Xem thêm hướng dẫn: Các bước sử dụng CGM 3P
- Hoặc video: 4 thắc mắc thường gặp khi đeo cảm biến CGM 3P
- Lắp đặt sản phẩm như thế nào? Có người đến lắp cho tôi không?
Máy đo đường huyết liên tục 3P được thiết kế tối ưu để bạn có thể tự lắp đặt dễ dàng tại nhà với:
- Bài viết hướng dẫn: Các bước sử dụng Máy đo đường huyết liên tục 3P
- Hoặc xem video hướng dẫn
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm, hoàn toàn có thể liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng để được tư vấn, hỗ trợ từ xa hoặc điều phối kỹ thuật nếu cần thiết.
- Không tìm thấy thiết bị truyền dữ liệu 3P khi lắp đặt – xử lý thế nào?
Bước 1: Kiểm tra môi trường
- Tránh khu vực nhiều thiết bị điện tử (sân bay, trung tâm thương mại, phòng MRI).
- Đảm bảo khoảng cách giữa điện thoại và thiết bị không cách nhau quá 6 m
Bước 2: Nếu vẫn không kết nối
- Kiểm tra Bluetooth đã bật chưa, ngắt các thiết bị Bluetooth khác.
- Sạc lại thiết bị truyền dữ liệu đến khi đèn xanh dương sáng
- Thử kết nối với một điện thoại khác
- Khởi động lại điện thoại.
Bước 3: Nếu vẫn không kết nối được?
Bạn hãy liên hệ Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng qua số hotline 1900 6600 hoặc Fanpage FPT MediCare – Chăm Sóc Khách Hàng để được hỗ trợ.
- Khi sạc transmitter nhưng đèn không chuyển sang màu xanh, nên làm sao?
Nếu khi sạc thiết bị truyền dữ liệu (transmitter) mà đèn không chuyển sang màu xanh (biểu thị đã sạc đầy), bạn có thể thử các bước sau:
- Kiểm tra dây cáp và nguồn sạc: Đảm bảo dây sạc và củ sạc hoạt động tốt, kết nối chắc chắn.
- Đảm bảo thiết bị được đặt đúng vị trí sạc
- Thời gian sạc đủ lâu: Đèn xanh chỉ hiện khi thiết bị được sạc đầy
Nếu vẫn không có đèn xanh, liên hệ Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng qua số hotline 19006600 hoặc Fanpage FPT MediCare – Chăm Sóc Khách Hàng để được hỗ trợ.
- Khi lắp, chảy máu thì phải làm sao?
Việc chảy máu có thể xảy ra trong quá trình lắp đặt, tuy nhiên đây là sự kiện ít gặp. Khi chảy máu, bạn nên làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Cầm máu
- Bạn nhẹ nhàng ấn lên cảm biến trong một thời gian ngắn cho đến khi máu ngừng chảy.
- Bạn hãy làm sạch và lau khô thiết bị cảm biến và/hoặc truyền dữ liệu (nếu đã lắp).
- Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, chuyển sang Bước 2.
Bước 2: Liên hệ Chăm Sóc Khách Hàng
Liên hệ với Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng qua số hotline 1900 6600 hoặc Fanpage FPT MediCare – Chăm Sóc Khách Hàng để được hỗ trợ
- Có thể tháo thiết bị sau 1 giờ khởi động không?
Thiết bị cảm biến cần 1 giờ để khởi động. Cảm biến này dùng một lần và cần được đeo liên tục trong 14 ngày để đo nồng độ glucose trong dịch mô kẻ của bạn
Bạn KHÔNG được tháo thiết bị sau 1 giờ khởi động, cảm biến sẽ không thể tái sử dụng và bạn sẽ không nhận được dữ liệu glucose sau khi tháo.
- Dữ liệu có chia sẻ với bác sĩ/ người thân được không?
Ứng dụng FPT Medicare cho phép chia sẻ dữ liệu qua mã QR một cách nhanh chóng, tiện lợi giúp cho bạn và người thân/bác sĩ có thể theo dõi đường huyết theo thời gian thực để hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn
Bạn có thể cấp quyền truy cập cho bác sĩ/người thân để theo dõi từ xa theo cách sau:
- Bấm vào biểu tượng mã QR trong app.
- Mã QR của bạn đã xuất hiện, bạn có thể chia sẻ mã QR cho người thân hoặc bác sĩ
- Người thân hoặc bác sĩ quét mã QR. Sau đó bấm Xác nhận
- Bạn bấm Xác nhận để cho phép người thân hoặc bác sĩ theo dõi dữ liệu của mình
Xem thêm:
- Xem hướng dẫn chi tiết: Khám phá ứng dụng FPT MediCare
- Xem video hướng dẫn cách làm
- Có thể tắm, bơi khi đang đeo cảm biến không? Khả năng chống nước, giới hạn thời gian và điều kiện sử dụng dưới nước?
Bộ theo dõi đường huyết liên tục 3P đạt tiêu chuẩn chống nước IP58. Nghĩa là, thiết bị có khả năng chịu được nước ở độ sâu tối đa 2,5 mét trong thời gian tối đa 60 phút. Do đó, người dùng có thể tắm nhanh hoặc bị dính nước trong sinh hoạt hằng ngày mà không ảnh hưởng đến hoạt động của cảm biến.
Lưu ý:
- Không nên ngâm mình lâu trong bồn tắm, hồ bơi, tắm biển hoặc tắm nước nóng, xông hơi khi đang đeo cảm biến.
- Đảm bảo miếng dán cảm biến luôn dính chặt vào da để duy trì khả năng chống nước.
Xem thêm:
- Thông tin chi tiết về sản phẩm máy đo 3P Tại đây
- Video: 4 thắc mắc thường gặp khi đeo cảm biến
- Đi chụp X-quang, CT thì có cần tháo sản phẩm ra không?
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, người dùng nên lên kế hoạch trước các thời điểm chụp X-quang, CT, MRI để tránh đeo thiết bị trong giai đoạn này, nhằm không làm ảnh hưởng đến kết quả chụp chiếu.
- Đeo sản phẩm qua cổng sân bay được không?
Máy đo đường huyết liên tục 3P vẫn có thể đeo khi qua cổng an ninh được, tuy nhiên người dùng cần lưu ý:
- Báo với nhân viên an ninh để có biện pháp kiểm tra an ninh phù hợp
- Mang theo toa thuốc, để trường hợp xuất trình khi bảo an có hỏi đến
- Thiết bị bị bong, hư, hoặc lỗi thì làm gì?
Ghi nhận lại thời điểm thiết bị rơi ra/ bị hư hoặc bị lỗi, đồng thời chụp hình và liên hệ ngay với bộ phận hỗ trợ khách hàng của FPT Medicare để được hướng dẫn xử lý phù hợp.
- Hotline 1900 6600
- Fanpage: FPTMedicare Chăm Sóc Khách Hàng
Cảm ơn bạn đã theo dõi phần 2 FAQ về Máy đo đường huyết liên tục 3P. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!