1. Yếu tố khiến bạn tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Các yếu tố nguy cơ hay còn được gọi là nguyên nhân bệnh tiểu đường sẽ thay đổi tùy theo loại đái tháo đường mà bạn gặp phải. Các yếu tố này được chia làm 2 nhóm khác nhau:
- Nhóm yếu tố không thể thay đổi: Gồm các yếu tố bẩm sinh như di truyền, giới tính, hoặc liên quan đến sinh lý như tuổi, hoặc những bệnh lý đã xảy ra trong quá khứ (đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ),… Các yếu tố này người bệnh hầu như không thể can thiệp được.
- Nhóm yếu tố có thể thay đổi: Đây thường là các yếu tố về lối sống (chế độ ăn, tập thể dục), về thói quen (hút thuốc lá) hoặc những ảnh hưởng mà người bệnh có thể phòng tránh được (bị nhiễm khuẩn, bị ốm).
Sau đây,, hãy cùng tôi khám phá xem bạn có đang nằm nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường không nhé!
1.1 Yếu tố tăng nguy cơ Đái tháo đường tuýp 1
Đối với tiểu đường nhóm 1, các yếu tố nguy cơ bạn gặp phải hầu hết là không thể thay đổi được. Tuy nhiên, bạn cần hiểu cách nhận biết bệnh tiểu đường để nhận diện chúng giúp ý thức hơn trong việc tầm soát và phòng ngừa diễn tiến của bệnh.
Các yếu tố nguy cơ bạn có thể gặp | Yếu tố có thể thay đổi | Yếu tố không thể thay đổi |
Tiền sử gia đình: Có người thân trực hệ (cha mẹ, anh chị em, con ruột mắc tiểu đường tuýp 1) | X | |
Tuổi:
+ Nguy cơ cao nhất ở trẻ nhỏ 4-7 tuổi + Nguy cơ cao tiếp theo ở trẻ 10-14 tuổi |
X | |
Mắc bệnh về tuyến tụy | X | |
Bị nhiễm khuẩn hoặc bị ốm | X |
1.2 Yếu tố tăng nguy cơ Đái tháo đường tuýp 2
Khoảng 90% bệnh nhân mắc tiểu đường thuộc nhóm đái tháo đường tuýp 2. Dấu hiệu sớm của bệnh thường không rõ ràng, hoặc có thể không có dấu hiệu nào cả. Do vậy, việc nhận biết các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là rất quan trọng.
Các yếu tố nguy cơ bạn có thể gặp | Yếu tố có thể thay đổi | Yếu tố không thể thay đổi |
Thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2)
(Nguy cơ phổ biến nhất của tiểu đường loại 2) |
X | |
Tiền sử gia đình: Có người thân đời thứ nhất (cha mẹ, anh chị em, con ruột mắc tiểu đường loại 2)
(Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 2-6 lần) |
X | |
Chủng tộc: Là người gốc Á | X | |
Giới tính: Nam nguy cơ cao hơn nữ | X | |
Độ tuổi: ≥ 45 tuổi | X | |
Bị tiền tiểu đường | X | |
Huyết áp cao (HA ≥ 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị tăng huyết áp) | X | |
Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là mỡ máu) | X | |
Hoạt động thể chất ít hơn 3 lần một tuần | X | |
Hút thuốc lá | X | |
Phụ nữ đã từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc sinh em bé nặng hơn 4 ký | X | |
Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang | X |
1.3 Yếu tố tăng nguy cơ Đái tháo đường thai kỳ
Việc mắc đái tháo đường trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, các mẹ bầu cần lưu ý các yếu tố sau đây để cảnh giác hơn với nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ nhé!
Các yếu tố nguy cơ bạn có thể gặp | Yếu tố có thể thay đổi | Yếu tố không thể thay đổi |
Bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước | X | |
Phụ nữ đã từng sinh con và em bé lúc mới sinh có cân nặng trên 4 kg | X | |
Thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) | X | |
Tuổi ≥ 25 | X | |
Di truyền: Có người thân đời thứ nhất (cha mẹ, anh chị em, con ruột mắc đái tháo đường loại 2) | X | |
Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang | X |
Tham khảo: Đái tháo đường thai kỳ- Những thông tin bạn cần biết
Tham khảo: Đái tháo đường thai kỳ có đang “tìm đến bạn”?
2. Bạn đang thuộc nhóm đối tượng nguy cơ nào?
Đến đây, liệu bạn đã biết mình thuộc nhóm nguy cơ nào hay chưa?
Nếu bạn còn cảm thấy băn khoăn không biết tình trạng mình thế nào thì đừng lo, bạn có thể sử dụng công cụ đánh giá dưới đây để hỗ trợ đấy!
Một số điều bạn cần lưu ý:
Trước khi làm bài test: bạn nên tự kiểm tra trước về chỉ số vòng eo, cân nặng cũng chiều cao của mình để có thể điền kết quả chính xác nhất.
Sau khi test, nếu bạn xác định:
- Mình thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc đái tháo đường:
=> Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để làm các xét nghiệm chuẩn đoán tầm soát.
- Mình thuộc nhóm đối tượng nguy cơ trung bình – thấp:
=> Hãy cảnh giác và tiếp tục đọc về các biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc đái tháo đường được liệt kê dưới đây nhé!
Link công cụ đánh giá yếu tố nguy cơ: tham khảo tại đây
Tham khảo: Làm thế nào để đánh giá bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao mắc tiểu đường hay không?
3. Bạn nên làm gì để giảm thiểu khả năng mắc đái tháo đường?

♦ Đối với nhóm nguy cơ không thể thay đổi:
=> Bạn cần ý thức về tình trạng của mình, từ đó đi tầm soát đái tháo đường định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
♦ Đối với nhóm nguy cơ có thể thay đổi:
=> Người bệnh cần tích cực rèn luyện và thiết lập một lối sống lành mạnh.
=> Đây cũng là chìa khóa giúp những bệnh nhân đã mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
4. Các biện pháp thay đổi lối sống bạn nên làm:
- Hãy giảm cân: Việc giảm 7% tổng cân nặng của cơ thể sẽ giúp bạn giảm 60% nguy cơ mắc bệnh
- Vận động cơ thể nhiều hơn: Việc hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp bạn:
- Giảm cân
- Giảm lượng đường trong máu
- Tăng khả năng sử dụng đường trong máu (nhờ tăng mức độ nhạy cảm với hormon insulin).
- Ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: các thực phẩm này sẽ chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đồng thời thực vật cũng cung cấp nhiều chất xơ- dưỡng chất thiết yếu cho hệ tiêu hóa của bạn.
- Tránh các loại thực phẩm chứa “carbohydrat xấu”: chúng thường chứa nhiều đường nhưng ít chất xơ hoặc chất dinh dưỡng (bánh mì trắng và bánh ngọt, thực phẩm chế biến có đường hoặc sirô ngô có hàm lượng đường fructose cao).
- Ăn “chất béo tốt”: Đây là nhóm chất béo không bão hòa, chúng có khả năng duy trì mức cholesterol trong máu của bạn ở mức cho phép, từ đó nâng cao sức khỏe cho tim và mạch máu của bạn.
- Đừng “ăn kiêng theo trend”!: Mục tiêu ăn kiêng của bạn nên là giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Vì vậy, bạn cần lựa chọn một chế độ ăn uống mà mình có thể áp dụng như một thói quen và duy trì trong thời gian dài.
Tham khảo: Chế độ ăn uống lành mạnh giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường
Bài viết tham khảo nguồn:
https://www.diabetes.org.uk/diabetes-the-basics/types-of-diabetes/type-2/diabetes-risk-factors