1. Bệnh đám rối – rễ thần kinh do tiểu đường và làm thế nào để nhận biết nó?
1.1 Bệnh đám rối – rễ thần kinh là gì?
Bệnh đám rối – rễ thần kinh (hay còn gọi là bệnh teo cơ do đái tháo đường, bệnh thần kinh đùi) là một loại tổn thương thần kinh hiếm gặp và gây tàn tật ở hông, mông hoặc đùi của bạn. Loại tổn thương thần kinh này thường ảnh hưởng đến một bên cơ thể và hiếm khi lan sang bên kia.
Căn bệnh này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và thường gặp nhất ở những người trên 50 tuổi. Hầu hết, những người mắc bệnh này đều là bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
Xem thêm: Ai là “đối tượng tiềm năng” của đái tháo đường tuýp 2 ?
1.2 Tại sao người tiểu đường lại mắc phải căn bệnh này?
Ở người tiểu đường, việc lượng đường trong máu tăng cao kéo dài, kết hợp với nồng độ chất béo trong máu cao sẽ làm “hỏng” các dây thần kinh và các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh, từ đó dẫn đến bệnh đám rối – rễ thần kinh. Chất béo trong trường hợp này bao gồm cholesterol và triglyceride, thường được gọi là lipid máu hay “mỡ máu”.
1.3 Làm thế nào để nhận biết biến chứng đám rối – rễ thần kinh do tiểu đường?
Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở một bên cơ thể, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, các triệu chứng cũng có thể lan sang bên kia.
Các tình trạng bạn thường gặp sẽ là:
Nhận diện bệnh đám rối – rễ thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường |
|
Sau khi các triệu chứng bắt đầu, chúng thường trở nên tồi tệ hơn và sau đó dần dần cải thiện trong khoảng thời gian vài tháng hoặc vài năm. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng sẽ không biến mất hoàn toàn.
Một số dấu hiệu cho thấy biến chứng đám rối – rễ thần kinh ở người tiểu đường
2. Bệnh đám rối – rễ thần kinh được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
2.1 Phương pháp chẩn đoán
Bác sĩ sẽ thường chẩn đoán bệnh bằng cách hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải và thực hiện các kiểm tra để đánh giá. Các thử nghiệm có thể được chỉ định gồm:
- Đo điện cơ đồ (Electromyography – EMG)
- Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (Nerve conduction velocity – NCV)
Các xét nghiệm này thường được thực hiện cùng nhau để đánh giá khả năng dẫn điện giữa cơ và các dây thần kinh chi phối cơ. Điều này giúp chẩn đoán các rối loạn chức năng cơ, chức năng của hệ thần kinh hoặc các vấn đề về dẫn truyền thần kinh đến cơ.
2.2 Phương pháp điều trị
Để điều trị bệnh đám rối – rễ thần kinh cho bệnh nhân tiểu đường, người bệnh cần:
- Điều trị bệnh tiểu đường, nghĩa là kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol (nồng độ lipid máu). Đây được xem là chìa khóa quan trọng nhất để giảm nhẹ các biến chứng thần kinh do tiểu đường.
- Điều trị cơn đau bằng các loại thuốc giảm đau thần kinh (tương tự như thuốc sử dụng để điều trị cơn đau do bệnh lý thần kinh ngoại biên).
- Vật lý trị liệu để giúp bạn tăng cường sức mạnh
- Liệu pháp vận động để giúp bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Hầu hết bệnh đám rối – rễ thần kinh thường giảm hẳn trong khoảng vài năm.
3. Người tiểu đường nên làm gì để phòng ngừa bệnh đám rối – rễ thần kinh?
Việc giữ lượng đường trong máu của bạn gần mục tiêu là cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn tổn thương thần kinh nói chung cũng như giảm tiến triển của biến chứng đám rối – rễ thần kinh nói riêng. Ngoài ra, một số biện pháp khác bạn có thể làm là:
- Kiểm soát huyết áp (Giữ huyết áp dưới mức 140/90 mm Hg hoặc mục tiêu mà bác sĩ đặt ra cho bạn) và lipid máu (còn gọi là mỡ máu)
- Hoạt động thể chất thường xuyên
- Giảm cân nếu bạn thừa cân, đồng thời duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Hạn chế hoặc tránh uống rượu, nói “không” với thuốc lá
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện tầm soát định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA, các thời điểm bạn nên thực hiện sàng lọc là:
- Thời điểm bắt đầu sàng lọc:
- Với bệnh nhân tiểu đường loại 2: Sàng lọc ngay sau khi được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2.
- Với bệnh nhân tiểu đường loại 1: Sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1.
- Sau đó, tầm soát định kỳ biến chứng này mỗi năm một lần.
Có thể bạn quan tâm:
- Các loại bệnh đái tháo đường bạn có thể gặp
- Biến chứng thần kinh khu trú do tiểu đường- Mối nguy hiểm cần nhận diện
- Bệnh thần kinh do tiểu đường – Những điều bạn cần biết!
- Làm sao để phát hiện sớm bệnh thần kinh tiểu đường?
Tài liệu tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetic-neuropathy/in-depth/diabetic-neuropathy-types/art-20094456
- https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/preventing-problems/nerve-damage-diabetic-neuropathies/proximal-neuropathy
- https://www.cdc.gov/diabetes/library/features/diabetes-nerve-damage.html#:~:text=Peripheral%20nerve%20damage%20affects%20your,increased%20sensitivity%2C%20especially%20at%20night.
- https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/complications/nerves_neuropathy