Xem thêm:
- Bạn có đang thực sự hiểu rõ về bệnh tiểu đường tuýp 1?
- Các loại thuốc phổ biến điều trị tiểu đường tuýp 1
1. Các yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc tiểu đường loại 1
1.1 Tiền sử gia đình
Các nhà khoa học cho rằng Nếu trong gia đình của bạn, có một thành viên của thế hệ đầu tiên mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trong đó, khả năng mắc bệnh cũng có sự thay đổi với các trường hợp khác nhau:
- Nếu cả ba và mẹ của bạn đều mắc tiểu đường tuýp 1, khả năng bạn mắc bệnh sẽ cao hơn so với việc chỉ có ba hoặc mẹ của bạn mắc bệnh.
Nếu trong gia đình của bạn chỉ có 1 người bị mắc, tỉ lệ mắc bệnh của bạn sẽ gia tăng cụ thể như sau:
+ Người mắc bệnh là ba mẹ bạn:
- Nếu là ba, nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng cao gấp đôi (1/40) so với mẹ (1/15).
- Nếu là anh chị em ruột, nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng trong khoảng 1/35 – 12/35. Trong đó:
* Nguy cơ cao hơn đáng kể trong trường hợp anh chị em của những người được chẩn đoán ở đối tượng < 7 tuổi, so với những người được chẩn đoán muộn hơn.
* Nếu anh chị em của bạn là sinh đôi, tỷ lệ này sẽ cao hơn.
+ Người mắc bệnh là con bạn:
- Ở độ tuổi 40: Nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng 2,6%.
- Nếu bạn là nam (cha ruột) thì nguy cơ của bạn tăng 3,6%.
- Nếu bạn là nữ (mẹ ruột) thì nguy cơ của bạn tăng 1,7%
Bảng 1: Tỷ lệ mắc bệnh tích lũy, tính theo độ tuổi 20, của bệnh tiểu đường tuýp 1 ở dân số Hoa Kỳ nói chung và các thành viên gia đình của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1
Đái tháo đường tuýp 1 | |
Tỉ lệ chung trong dân số | 1:300 |
Tỉ lệ khi có thành viên trong gia đình mắc bệnh | |
|
1:40 |
|
1:15 |
|
1:12 – 1:35 |
Mối liên quan giữa đái tháo đường tuýp 1 và gen di truyền :
Nguy cơ gia tăng ở các thành viên trong gia đình có thể là do gen di truyền. Theo đó, các nhà khoa học cho rằng mối liên hệ di truyền mạnh nhất đối với bệnh tiểu đường loại 1 liên quan đến phức hợp Kháng nguyên bạch cầu người loại II (Human Leukocyte Antigen type 2 – HLA loại II).
Ước tính có khoảng 30%–50% nguy cơ di truyền đối với bệnh tiểu đường loại 1 là do vùng HLA. Ngoài ra, ảnh hưởng của các gen còn phụ thuộc vào tương tác giữa gen với môi trường.
* Kháng nguyên bạch cầu người là các glycoprotein thường được tìm thấy trên bề mặt bạch cầu. HLA là thành phần chủ yếu được hệ thống miễn dịch sử dụng để quyết định một chất có phải là của chính bản thân nó hay là một chất ngoại lai. Nếu nó là chất ngoại lai, cơ thể sẽ bắt đầu khởi phát các phản ứng miễn dịch để phá hủy chúng.
1.2 Bị nhiễm virus
Việc nhiễm virus từ lâu đã được coi là nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 1. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số loại virus nhất định có thể kích hoạt sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 1 bằng cách khiến hệ thống miễn dịch chống lại cơ thể, thay vì giúp nó chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.
Vì thời gian từ khi nhiễm virus nghi ngờ lây nhiễm đến khi phát bệnh là khá lâu, do đó việc phát hiện dấu vết của các tác nhân này cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, một số tác nhân cũng đã được nghiên cứu và cho thấy khả năng khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 1. Cụ thể như sau:
- Enterovirus (một loại virus thường gây nhiễm ở vùng họng và đường ruột, gây các bệnh hô hấp như cảm cúm hay tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa,..): các nhà khoa học đã thấy mối liên quan với bệnh tiểu đường loại 1 trong cả nghiên cứu trên động vật và người. Ngoài ra, chúng đã được tìm thấy trong tuyến tụy của bệnh nhân tiểu đường loại 1
- Các loại vi-rút khác: bệnh sởi Đức, vi-rút coxsackie (bệnh tay chân miệng) và bệnh quai bị cũng được cho là có khả năng gây bệnh tiểu đường loại 1.
1.3 Độ tuổi
Tại Hoa Kỳ, khoảng 1 trong 300 trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 trước 20 tuổi. Nguy cơ cao nhất được tìm thấy ở trẻ nhỏ 4-7 tuổi, sau đó là giai đoạn sớm của thời kỳ vị thành niên (10-14 tuổi).
1.4 Các bệnh tự miễn khác
Bệnh tiểu đường loại 1 là tình trạng tự miễn vì nó khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại chính nó. Một số bệnh tự miễn khác có thể có hệ thống Kháng nguyên bạch cầu người (HLA) tương tự, do đó, việc mắc một trong những bệnh này có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1.
Một số bệnh tự miễn có nguy cơ cao có thể kể đến như: bệnh Graves, bệnh đa xơ cứng, và thiếu máu ác tính.
2. Người bệnh có thể làm gì để phòng ngừa khả năng mắc bệnh?
Hiện tại, vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả khả năng mắc tiểu đường loại 1. Do đó, việc phát hiện sớm tình trạng bệnh là rất quan trọng để bắt đầu điều trị và giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.
Một số nghiên cứu đã tập trung vào việc thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng sớm thuốc insulin, axit béo omega-3 và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch để cố gắng giảm thiểu tổn thương cho tuyến tụy.
Trong đó, vào tháng 11 năm 2022, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt thuốc tiêm Tzield (teplizumab-mzwv) cho chỉ định trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 1 giai đoạn 3 ở người lớn và trẻ em từ 8 tuổi trở lên hiện đang mắc bệnh tiểu đường loại 1 giai đoạn 2.
Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và chưa có khả năng phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 1 một cách triệt để.
Vậy, bạn nên làm gì để phòng ngừa khả năng mắc tiểu đường loại 1?
- Nếu bạn có một trong những yếu tố nguy cơ đã nêu trên, hãy ý thức hơn về tình trạng sức khỏe của mình để tầm soát thường xuyên.
- Học cách nhận biết các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 1. Mặc dù việc này không giúp bạn tránh hoàn toàn khỏi việc mắc bệnh, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn được điều trị kịp thời để giảm nhẹ các biến chứng có thể do bệnh gây ra.
Các yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc tiểu đường loại 1 |
|
Tài liệu tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/317168#risk-factors-for-type-1-diabetes
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK567965/
- https://www.healthcentral.com/condition/type-1-diabetes/type-1-diabetes-risk-factors
- https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-approves-first-drug-can-delay-onset-type-1-diabetes