1. Dấu hiệu nào cho thấy bạn mắc đái tháo đường thai kỳ?
1.1 Triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ
Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào đặc biệt. Hầu hết, các thai phụ được phát hiện mắc bệnh khi sàng lọc tầm soát đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng nên lưu ý một số triệu chứng cảnh báo sau đây:
- Khát nhiều hơn bình thường, khô miệng
- Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
- Mệt mỏi, nhìn mờ
- Ngứa hoặc bị nấm âm đạo
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nhưng đa số sẽ phát triển ở tuần thứ 24 đến 28.
Nếu bạn mắc bệnh, không chỉ có bạn mà em bé cũng bị ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình phát triển cũng như lớn lên sau này. Hãy cùng theo dõi tiếp xem, những ảnh hưởng này là gì và nó sẽ nguy hiểm như thế nào nhé!
1.2 Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đến sức khỏe mẹ và bé
* Các vấn đề có thể xảy ra với mẹ
- Trong thời kỳ mang thai và sinh nở:
– Đa ối: Đây là tình trạng có quá nhiều nước ối trong bụng mẹ, có thể gây ra chuyển dạ sớm hoặc các vấn đề khi sinh nở ( *Nước ối: chất lỏng bao quanh em bé )
– Sinh non: sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ
– Tiền sản giật*: Bệnh gây tăng huyết áp khi mang thai và có thể dẫn đến các biến chứng khi mang thai nếu không được điều trị
Tham khảo: Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
- Trong tương lai dài sau này: Bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, những phụ nữ từng mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có nhiều khả năng phát triển:
– Tái mắc tiểu đường thai kỳ trong các lần mang thai tiếp theo
– Nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai
* Các vấn đề có thể xảy ra với bé
- Em bé phát triển lớn hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến những khó khăn trong quá trình sinh nở và làm tăng khả năng cần phải chuyển dạ sớm hoặc sinh mổ.
- Em bé bị hạ đường huyết hoặc vàng da và mắt (bệnh vàng da sau khi sinh): trường hợp này em bé có thể cần điều trị tại bệnh viện.
- Em bé mất (thai chết lưu): trường hợp này rất hiếm. Nếu thai phụ không kiểm soát tốt tình trạng đái tháo đường thai kỳ của mình thì có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.
- Có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hoặc béo phì khi lớn lên.
2. Ai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ?
Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai, nhưng bạn có nguy cơ cao hơn nếu:
- Bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
- Bị thừa cân hoặc béo phì (chỉ số khối cơ thể – BMI) > 30
- Có người thân trực hệ (cha mẹ, con hoặc anh chị em ruột) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác cũng khiến bạn có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ như:
- Độ tuổi: ³ 25
- Đã từng sinh con nặng ≥4 kg
- Bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Người gốc Á
Nếu bạn đang mang thai và gặp bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy đi khám sàng lọc tại các cơ sở y tế để tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ!
3. Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
3.1 Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Thời điểm bạn nên đi khám bác sĩ |
=> Nếu phát hiện mình bị tiểu đường thai kỳ, bạn cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn và tuyệt đối tuân thủ lời dặn của bác sĩ.
=> Nếu kết quả bình thường, bạn nên kiểm tra lại đường huyết mỗi năm một lần để tầm soát đái tháo đường tuýp 2. |
Lưu ý:
|
3.2 Bác sĩ sẽ làm gì để chẩn đoán cho bạn?
Các xét nghiệm sàng lọc có thể thay đổi tùy theo chỉ định bác sĩ. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh nhân sẽ được thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ.
* Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
Xét nghiệm này thường được thực hiện vào buổi sáng với các bước theo thứ tự như sau:
- Đầu tiên, bạn cần nhịn ăn trong 8 đến 10 giờ để lấy máu đo đường huyết lúc đói.
- Tiếp theo, bạn được cho uống 1 cốc đường glucose và nhân viên y tế sẽ lấy máu xét nghiệm đường huyết tại các thời điểm khác nhau (thường là thời điểm 1 giờ và 2 giờ).
- Cuối cùng, kết quả này sẽ được so sánh với kết quả đường huyết ban đầu để đánh giá xem cơ thể bạn xử lý glucose như thế nào.
Bạn được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ khi bất kỳ giá trị glucose huyết tương nào thoả mãn tiêu chuẩn sau đây:
- Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
- Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
- Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
4. Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
Ngoài việc tầm soát định kỳ, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để giảm thiểu khả năng mắc đái tháo đường thai kỳ, bao gồm:
- Giảm cân trước khi mang thai nếu bạn thừa cân
- Nếu bạn đang mang thai, đừng cố gắng giảm cân. Hãy trao đổi với bác sĩ và lên kế hoạch giữ mức cân nặng hợp lý, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và bé.
- Hoạt động thể chất thường xuyên:
=> Bạn nên tập thể dục cường độ vừa phải trong khoảng 30 phút vào 4–5 ngày trong tuần. Các bài tập bạn có thể thử: đạp xe tại chỗ, đi bộ, bơi lội.
=> Hãy trao đổi với bác sĩ về cường độ tập luyện và việc lựa chọn các bài tập phù hợp cho từng giai đoạn khác nhau của thai kỳ.
- Ăn uống lành mạnh: đây là phần rất quan trọng đối với các mẹ bầu đang đối mặt với đái tháo đường thai kỳ.
Khi mang thai, cơn ốm nghén, thèm ăn và sự “ác cảm” với một vài loại thức ăn có thể khiến bạn khó chịu và khó tuân theo một chế độ dinh dưỡng nhất định.
Tuy nhiên, đừng vì vậy “thả trôi” chế độ ăn uống của bạn nhé. Việc ăn uống lành mạnh không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn giúp bạn giữ một mức cân nặng hợp lý nữa đó!
Tham khảo: Phụ nữ đang mắc đái tháo đường thai kỳ nên chọn thực phẩm như thế nào?
Bạn có thể làm gì để phòng tránh đái tháo đường thai kỳ? |
|
Bài viết tham khảo nguồn: