Đường ngọt, đặc biệt là đường tinh luyện có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với cơ thể, từ bệnh béo phì cho đến tiểu đường và bệnh tim mạch. Tiêu thụ quá nhiều đường ngọt làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe này, vì đường tinh luyện có thể khiến cơ thể tích trữ mỡ, gây rối loạn chuyển hóa và dẫn đến các bệnh lý mạn tính. Trong bài viết này, FPT Medicare sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các tác hại của đường ngọt đối với cơ thể và cách để kiểm soát mức độ tiêu thụ đường, bảo vệ sức khỏe của bạn một cách hiệu quả.
1. Đường tự nhiên và đường tinh luyện: Sự khác biệt quan trọng
Để hiểu rõ hơn về tác hại của đường ngọt đối với cơ thể, trước hết cần phân biệt giữa đường tự nhiên và đường tinh luyện. Đường tự nhiên tồn tại trong các thực phẩm như trái cây, rau củ, sữa và ngũ cốc nguyên hạt. Những loại thực phẩm này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Khi cơ thể tiêu hóa đường tự nhiên, quá trình này diễn ra từ từ, giúp duy trì mức năng lượng ổn định và giảm thiểu nguy cơ tăng đột biến đường huyết.
Ngược lại, đường tinh luyện có nguồn gốc tự nhiên nhưng đã qua xử lý, chỉ còn lại đường. Chúng được thêm vào các loại thực phẩm chế biến để tăng hương vị hoặc kéo dài thời hạn sử dụng. Do đó đường tinh luyện nằm trong nhóm đường bổ sung (added sugar). Đường tinh luyện thường chứa trong đồ uống có ga, bánh kẹo, ngũ cốc ăn sáng, và các loại thực phẩm chế biến khác. Điểm khác biệt lớn nhất là đường tinh luyện thiếu chất xơ và các dinh dưỡng đi kèm, khiến nó dễ dàng bị hấp thụ nhanh chóng và có khả năng cao gây ra vấn đề sức khỏe. Chính vì sự khác biệt này mà chúng ta cần quan tâm đến tác hại của đường ngọt đối với cơ thể, đặc biệt là từ đường tinh luyện.
2. Hệ lụy của việc tiêu thụ đường quá mức
2.1. Béo phì và tiểu đường tuýp 2
Chế độ ăn giàu đường tinh luyện có thể gây béo phì – một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Đường bổ sung, đặc biệt trong đồ uống có đường, làm tăng lượng calo không cần thiết mà không mang lại cảm giác no. Điều này dẫn đến việc tiêu thụ thực phẩm vượt mức, gây tăng cân không kiểm soát. Đây là một trong những tác hại của đường ngọt đối với cơ thể dễ nhận thấy nhất.
2.2. Bệnh tim mạch
Một nghiên cứu kéo dài 15 năm (1) đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ 17%-21% lượng calo từ đường bổ sung có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 38% so với những người chỉ tiêu thụ 8% calo từ đường.
Ảnh hưởng của đường đến sức khỏe tim mạch chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng có vẻ đường liên quan đến nhiều yếu tố gián tiếp. Ví dụ, tiêu thụ lượng đường cao trong thời gian dài có thể dẫn đến tích tụ mỡ trong gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Đây là một yếu tố góp phần hình thành bệnh tiểu đường, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung có thể làm tăng huyết áp và gây viêm mãn tính, cả hai đều là những con đường dẫn đến bệnh tim. Đường trong đồ uống ngọt dễ gây tăng cân vì chúng không khiến bạn cảm thấy no như khi ăn thực phẩm rắn. Điều này khiến cơ thể không nhận ra rằng đã nạp đủ năng lượng, dẫn đến việc bạn vô tình tiêu thụ thêm nhiều calo hơn trong ngày. Đây chính là lý do tại sao đồ uống có đường thường làm tăng lượng calo hấp thụ mà bạn không hề hay biết.
2.3. Gan nhiễm mỡ không do rượu
Cơ thể chuyển hóa đường tương tự như cách xử lý rượu. Khi bạn ăn lượng lớn đường mỗi ngày, gan sẽ chuyển đổi phần dư thành chất béo. Theo thời gian, điều này dẫn đến sự tích tụ mỡ trong gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Đây là một trong những tác hại của đường ngọt đối với cơ thể ít được biết đến nhưng không kém phần nguy hiểm.
2.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
Đường không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu đường có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và lo âu (2). Việc tăng đường huyết đột ngột và sụt giảm nhanh chóng sau đó có thể gây cảm giác mệt mỏi, cáu kỉnh và bất ổn. Những tác hại của đường ngọt đối với cơ thể này thường bị bỏ qua, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
3. Ăn bao nhiêu đường là đủ?
Các chuyên gia khuyên rằng mỗi người nên giới hạn lượng đường tinh luyện tiêu thụ hàng ngày ở mức dưới 10% tổng lượng calo. Cụ thể hơn, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đề xuất rằng nam giới không nên tiêu thụ quá 150 calo từ đường tinh luyện mỗi ngày, tương đương khoảng 9 thìa cà phê đường.
Tuy nhiên, thực tế đáng báo động là mức tiêu thụ đường trung bình hàng ngày của người Mỹ lên tới khoảng 17 thìa cà phê, cung cấp 270 calo. Việc theo dõi những con số này không hề dễ dàng. Do đó, một cách tiếp cận đơn giản hơn để giảm lượng đường tinh luyện là cắt giảm hoặc loại bỏ các loại thực phẩm và đồ uống sau:
- Nước ngọt có ga
- Các loại nước ép trái cây pha chế, nước “cocktail”
- Nước tăng lực
- Nước uống thể thao
- Trà, cà phê có đường
- Các loại nước ngọt có đường
Ngoài ra, việc thông minh hơn khi đọc nhãn thực phẩm cũng rất quan trọng. Hãy kiểm tra kỹ các sản phẩm để nhận biết các loại đường tinh luyện, và lượng đường trên mỗi khẩu phần. Việc này giúp bạn tránh tiêu thụ vô tình những thực phẩm chứa nhiều đường.Bên cạnh đó, hãy chú ý đến lượng đường bạn thêm vào các món ăn hoặc đồ uống. Không ít người người uống cà phê, hay trà, thường thích thêm nhiều đường. Hãy thử giảm một nửa lượng đường hoặc chất tạo ngọt bạn thường dùng. Thực tế, vị giác của bạn có thể nhanh chóng thích nghi với thay đổi này.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá cực đoan trong việc cắt giảm đường. Không có gì sai khi thỉnh thoảng thưởng thức một chiếc bánh quy sô cô la chip hoặc một viên kem. Nhưng hãy ăn với lượng vừa phải. Một hoặc hai chiếc bánh thay vì cả hộp, hoặc một viên kem nhỏ thay vì một ly lớn.
Đối với người bệnh tiểu đường, việc xác định thực phẩm nào chứa nhiều đường có thể gây lo lắng và làm cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn. Trong trường hợp này, máy đo đường huyết liên tục (Continuous Glucose Monitor – CGM) là một giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Thiết bị này theo dõi mức đường huyết theo thời gian thực, giúp bạn nhận biết ngay lập tức những thay đổi sau khi tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống chứa đường. Nhờ đó, bạn có thể điều chỉnh khẩu phần ăn và lựa chọn thực phẩm phù hợp hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ các biến chứng sức khỏe liên quan đến đường huyết.
Đường, nếu tiêu thụ hợp lý, có thể mang lại năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, việc lạm dụng đường, đặc biệt là đường tinh luyện, dẫn đến những hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng, từ béo phì, tiểu đường, đến bệnh tim mạch và vấn đề về gan… Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần nâng cao ý thức về việc kiểm soát lượng đường trong chế độ ăn, ưu tiên thực phẩm tự nhiên và hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn. Như vậy, chúng ta mới có thể tận hưởng vị ngọt của cuộc sống mà không phải trả giá bằng sức khỏe.
Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <gắn link landingpage 3P>
Tài liệu tham khảo:
(1) https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/fullarticle/1819573
(2) https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10851576/
https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/is-sugar-unhealthy
https://www.health.harvard.edu/heart-health/the-sweet-danger-of-sugar