Các thiết bị đo đường huyết liên lục (CGM) được chấp thuận bởi Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp người dùng phản ánh về tình trạng kích ứng và khó chịu trên da khi đeo CGM. Đồng thời cũng đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm giảm thiểu nguy cơ này.
Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân CGM gây kích ứng cũng như cách làm giảm rủi ro kích ứng trên da của CGM nhé!
- Nguyên nhân CGM(*) gây ngứa và kích ứng da?
Để trả lời cho câu hỏi tại sao CGM lại gây ngứa và kích ứng da, trước tiên ta cần hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị.
Máy CGM gồm có 3 bộ phận chính bao gồm:
– Bộ phận cảm biến và bộ phận truyền thông tin (hai bộ phận này có thể tách rời hoặc tích hợp với nhau tùy từng hãng)
– Thiết bị hiển thị kết quả (có thể là đầu đọc, hoặc điện thoại thông minh)
Hình 1: Bộ phận cảm biến và bộ phận truyền thông tin của CGM được gắn ở mặt sau cánh tay (nguồn hình: https://smartstart.health/)
Trong đó, bộ phận cảm biến của CGM được dán cố định trên bề mặt da của người dùng, ở vùng bụng hoặc mặt sau cánh tay. Tại trung tâm vị trí dán, đầu cảm biến nằm yên dưới da để đo lượng đường của cơ thể.
Do đó, tùy theo vật liệu sản xuất đầu cảm biến và keo dính được sử dụng mà nguy cơ kích ứng da có sự khác nhau. Theo nghiên cứu đã công bố, một số thành phần trong CGM có thể gây kích ứng da bao gồm:
- Chất tạo nhựa (acrylate) là thủ phạm phổ biến nhất – đặc biệt là isobornyl acrylate (IBOA)
- Một số chất phụ gia nhựa, keo dán
- Ngoài ra, nhựa epoxy, nhựa thông (colophonium) và niken cũng là những chất gây kích ứng
(*) Máy theo dõi đường huyết liên tục (continuous glucose monitoring -CGM) là thiết bị theo dõi lượng đường huyết (đường trong máu) của người dùng suốt cả ngày lẫn đêm mà không cần lấy máu ngón tay .
2. Làm sao để biết người dùng CGM bị kích ứng da?
Người dùng có thể biểu hiện triệu chứng ngay sau khi dán cảm biến CGM lên cơ thể, hoặc trong vòng 24h hoặc lâu hơn. Triệu chứng xuất hiện càng sớm thì càng nặng và nguy cơ phải tháo thiết bị càng cao. Các triệu chứng báo hiệu người sử dụng CGM đã bị kích ứng da bao gồm:
- Mẩn đỏ (Đây là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, là dấu hiệu cảnh báo sớm của tình trạng kích ứng da)
- Ngứa
- Rát
- Phồng rộp
Hình 2: Hình ảnh minh hoạ kích ứng da
3. Cách giảm thiểu rủi ro ngứa và kích ứng da khi đeo CGM?
CGM đã được chứng minh là rất có hiệu quả trong việc theo dõi và quản lí đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường. Do vậy dù có thể gây kích ứng da nhưng những biện pháp để làm giảm rủi ro vẫn luôn được đặt lên cao hơn so với lựa chọn không sử dụng thiết bị.
Người dùng nên đến gặp bác sĩ nếu xảy ra kích ứng da do CGM.
Một số biện pháp được gợi ý nhằm giảm thiểu nguy cơ và tình trạng kích ứng da:
- Đổi sang một loại CGM khác
- Dùng các chất ức chế calcineurin (tacrolimus; pimecrolimus) để bôi lên da trước khi đeo CGM
- Sử dụng một số thuốc bôi chống viêm, hoặc chống dị ứng để thoa lên da trước khi đeo CGM
Tuy nhiên, các thuốc kể trên có thể gây ra tác dụng không mong muốn khác. Do đó người dùng không tự ý sử dụng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người có thêm những thông tin hữu về những tình trạng trên da có thể gặp khi sử dụng CGM. Đồng thời nắm được biết được một số biện pháp khắc phục và đưa ra lựa chọn phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mình.
Bài viết tham khảo nguồn:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8258506/https://www.diabetesqualified.com.au/pros-cons-of-continuous-glucose-monitoring/#:~:text=Physical%20and%20emotional%20side%2Deffects,skin%20irritation%20from%20the%20tape.