1. Nhiễm toan ceton có nguy hiểm không?
Bạn có biết, nhiễm toan ceton là biến chứng cấp nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, nó sẽ tiến triển rất nhanh và có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh.
Hay nói cách khác: “Nhiễm toan ceton được xem như một “cơn ác mộng” mà người tiểu đường luôn muốn tránh xa”
Xem thêm “Chỉ dấu” cho thấy bạn đang mắc biến chứng thận do tiểu đường
2. Dấu hiệu và cách xử trí nhiễm toan ceton
2.1 Triệu chứng nhiễm toan ceton
Các triệu chứng nhiễm toan ceton do tiểu đường thường xuất hiện nhanh, trong vòng 24 giờ.
Những triệu chứng sớm của bệnh thường không đặc trưng và khá giống với tiểu đường thông thường, bao gồm:
– Khát nước nhiều,
– Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ nặng hơn và xuất hiện ồ ạt, bao gồm:
– Thở nhanh, sâu, hơi thở có mùi ceton (mùi trái cây)
– Đau bụng, buồn nôn và nôn mửa
– Da và miệng khô, mặt đỏ bừng
– Đau đầu, cứng cơ hoặc đau nhức
– Cảm thấy rất mệt
2.2 Bạn nên làm gì nếu nghi ngờ mình nhiễm toan ceton?
Khi bạn cảm thấy mình bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh (đã liệt kê ở mục 2.1), bạn nên thực hiện các bước sau:
BẠN NÊN: |
Nếu đường huyết của bạn ở mức > 240 mg/dl.
|
Trường hợp bạn có kết quả ceton dương tính, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ điều trị. Nếu tình trạng nhiễm toan ceton được phát hiện sớm, bác sĩ có thể chỉ định điều trị tại nhà kèm theo hướng dẫn chi tiết. Khi đó, bạn cần thực hiện các lưu ý sau:
LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ NHIỄM TOAN CETON TẠI NHÀ |
|
2.3 Trường hợp cấp cứu khẩn cấp
Khi các triệu chứng nhiễm toan ceton trở nặng, người bệnh có thể lâm vào tình trạng hôn mê và có nguy cơ đe dọa tính mạng. Do đó, người nhà cần phải nhận biết các dấu hiệu của trường hợp nguy cấp này để kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ cở y tế gần nhất cấp cứu.
Trong trường hợp này, bệnh nhân cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức để cấp cứu kịp thời. Hãy nhớ rằng nhiễm toan ceton do đái tháo đường nếu không được điều trị có thể dẫn đến tử vong!
|
3. Khi nào người mắc tiểu đường bị nhiễm toan ceton?
Nhiễm toan ceton xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ insulin đế sử dụng đường. Khi đó, chất béo sẽ được phân hủy để tạo ra năng lượng. Quá trình này đồng thời cũng tạo ra một loại acid gọi là ceton. Khi quá nhiều ceton được sản xuất cùng lúc, chúng tích tụ lại và gây ra tình trạng nhiễm toan ceton.
3.1 Nguyên nhân phổ biến nhất là?
– Bị ốm hoặc bị bệnh: Khi đó, cơ thể bạn ngầm hiểu là đang chiến đấu với “kẻ địch” nên sẽ tiết ra nhiều đường để tạo nhiều năng lượng hơn.
– Thiếu insulin: Thường do việc không tuân thủ điều trị insulin. Một số nguyên nhân thường gặp như dùng sai liều, sai thời điểm hay quên sử dụng insulin.
– Tăng đường huyết phản ứng (insulin reaction): Đây là một phản ứng điều hòa ngược của cơ thể. Khi dùng quá liều insulin, bạn sẽ bị hạ đường huyết. Lúc đó, cơ thể chúng ta sẽ “tự cứu mình” bằng cách phóng thích các hormon gây tăng đường huyết trở lại. Hiện tượng này thường xảy ra vào ban đêm và cho kết quả nồng độ ceton cao vào buổi sáng.
3.2 Các nguyên nhân khác cũng có thể là?
– Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ
– Chấn thương về thể chất, ví dụ như tai nạn xe
– Sử dụng rượu bia hoặc ma túy
– Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu và thuốc kháng viêm corticosteroid cũng có thể gây ra nhiễm toan ceton
4. Cách phòng ngừa nhiễm toan ceton
Nhiễm toan ceton là một biến chứng cấp nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các lưu ý sau để kiểm soát và ngăn chặn tiến triển của bệnh, bao gồm:
BẠN NÊN |
|
KHÔNG NÊN |
|
Có thể bạn chưa biết:
- Biến chứng thần kinh khu trú do tiểu đường – Mối nguy hiểm cần nhận diện
- Làm sao để phát hiện sớm bệnh thần kinh tiểu đường?
Bài viết tham khảo nguồn:
https://www.cdc.gov/diabetes/basics/diabetic-ketoacidosis.html
https://www.nhs.uk/conditions/diabetic-ketoacidosis/
https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/complications/diabetic_ketoacidosis
https://diabetes.org/diabetes/dka-ketoacidosis-ketones
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21945-diabetic-ketoacidosis-dka