Sữa chua, món ăn phổ biến thường được nhắc đến trong các chế độ ăn uống lành mạnh của nhiều người. Đối với người mắc tiểu đường, sữa chua càng được sử dụng nhiều vì khả năng kiểm soát đường huyết của nó. Nhưng liệu những quan điểm đó có đúng. Bài viết này sẽ cho cùng bạn khám phá những tác động của món ăn này tới đường huyết, đồng thời cung cấp những bí quyết để bạn có thể lựa chọn và sử dụng hiệu quả.
- Món ăn quen thuộc nhưng liệu có tốt cho người tiểu đường?
Sữa chua, một sản phẩm lên men từ sữa, được biết đến là một lựa chọn tiện lợi và bổ dưỡng cho các bữa ăn trong ngày. Với quá trình lên men tự nhiên, sữa chua không chỉ mang đến kết cấu mịn màng, vị chua dịu mà còn chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe.
Nhưng đối với người mắc bệnh tiểu đường, câu chuyện về sữa chua lại không đơn giản như vậy. Liệu món ăn này có thật sự phù hợp, hay tiềm ẩn những rủi ro không ngờ? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào loại sữa chua bạn chọn. Trên thị trường có vô số loại sữa chua – từ sữa chua truyền thống, sữa chua Hy Lạp cho đến những loại có đường, không đường hay thậm chí là sữa chua hương vị nhân tạo. Chính sự đa dạng này khiến không ít người bối rối khi đưa ra lựa chọn, đặc biệt là với những ai cần kiểm soát đường huyết.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời của sữa chua, các yếu tố cân nhắc khi lựa chọn và làm thế nào để biến món ăn này thành một phần của chế độ ăn lành mạnh.
- Sữa chua có lợi ích gì cho người tiểu đường?
Không phải ngẫu nhiên mà sữa chua được coi là một lựa chọn tiềm năng cho người mắc bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng món ăn này, nếu được lựa chọn và sử dụng đúng cách, có thể mang lại nhiều lợi ích cho việc kiểm soát đường huyết và sức khỏe tổng thể.Hỗ trợ kiểm soát đường huyết nhờ chỉ số đường huyết (GI) thấp
Sữa chua, đặc biệt là các loại không đường và sữa chua Hy Lạp, có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Điều này có nghĩa là khi ăn, chúng không gây tăng đột biến lượng đường trong máu, giúp duy trì mức đường huyết ổn định hơn.
- Cải thiện sức khỏe đường ruột, hỗ trợ điều chỉnh đường huyết
Đường ruột và bệnh tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ thông qua hệ vi sinh vật đường ruột. Sữa chua chứa probiotics, những lợi khuẩn giúp duy trì sự cân bằng vi sinh trong hệ tiêu hóa, giảm viêm và hỗ trợ khả năng điều chỉnh đường huyết của cơ thể. Việc sử dụng probiotics thường xuyên có thể cải thiện độ nhạy insulin và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. - Hỗ trợ quản lý cân nặng
Sữa chua là một thực phẩm ít calo nhưng giàu dinh dưỡng, đồng thời tạo cảm giác no lâu nhờ hàm lượng protein cao. Điều này giúp giảm nguy cơ ăn vặt không kiểm soát – một trong những yếu tố dẫn đến tăng cân và ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết ở người mắc tiểu đường. - Giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2
Theo thông báo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), việc tiêu thụ sữa chua thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một số nghiên cứu đã chứng minh tác động của sữa chua đối với sức khỏe, tuy nhiên, những bằng chứng này vẫn còn hạn chế.
Caroline Thomason, một chuyên gia dinh dưỡng và giáo dục về bệnh tiểu đường tại Washington cho biết rằng người tiêu dùng có thể bị hiểu lầm khi nghĩ rằng sữa chua có thể là một phương pháp chữa trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điều này là không đúng, vì không phải tất cả các loại sữa chua đều lý tưởng để duy trì lượng đường trong máu ổn định. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng khám phá cách lựa chọn loại sữa chua phù hợp nhất để tận dụng tối đa những lợi ích mà món ăn này mang lại.
3. Bí quyết chọn và sử dụng sữa chua mang lại hiệu quả
Không phải loại sữa chua nào trên thị trường cũng phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường. Một số loại sữa chua, dù được quảng cáo là “tốt cho sức khỏe”, lại chứa nhiều đường và hương liệu nhân tạo, có thể gây tăng đường huyết nhanh chóng. Để tận dụng tối đa lợi ích của sữa chua mà không gây hại, dưới đây là những tiêu chí lựa chọn quan trọng:
- Chọn sữa chua giàu lợi khuẩn (probiotics)
Các lợi khuẩn như Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus có trong sữa chua giúp duy trì sức khỏe đường ruột, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và kiểm soát đường huyết. Để giúp người tiêu dùng nhận dạng tốt hơn sữa chua có chứa các lợi khuẩn sống và hoạt động, Hiệp hội Thực phẩm Sữa Quốc tế (IDFA) đã cung cấp con dấu Live & Active Cultures (LAC). Trên nhãn, hãy tìm các cụm từ như “live and active cultures” (lợi khuẩn sống và hoạt động).
- Ưu tiên sữa chua giàu protein và ít carbohydrate
Hãy đọc kỹ nhãn dinh dưỡng và chọn các loại sữa chua giàu protein và chứa ít carbohydrate. Sữa chua Hy Lạp thường chứa ít carbohydrate hơn và có kết cấu đặc, giàu protein hơn so với sữa chua truyền thống. Protein giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, từ đó hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
- Hạn chế các loại sữa chua có hương vị hoặc chất tạo ngọt nhân tạo
Nhiều loại sữa chua có hương vị như dâu, vani hay socola thường chứa lượng đường bổ sung cao hoặc chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame, saccharin. Dù những chất này không làm tăng calo, chúng có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột và gây tăng cân.
- Tự làm sữa chua tại nhà
Nếu bạn muốn kiểm soát tối đa chất lượng và thành phần dinh dưỡng, tự làm sữa chua tại nhà là một lựa chọn tuyệt vời. Chỉ cần sữa tươi không đường và men sữa chua, bạn có thể tạo ra món ăn lành mạnh, an toàn cho sức khỏe.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sữa chua với các loại quả mọng ít đường như việt quất, dâu tây hoặc một ít hạt chia để tăng hương vị mà không làm tăng đường huyết. Một mẹo nhỏ có thể áp dụng là dùng sữa chua như một món tráng miệng thay thế cho các loại bánh ngọt, kẹo hoặc đồ ăn vặt khác cũng sẽ giúp bạn tránh những cơn tăng đường huyết đột ngột sau ăn.
- Sử dụng công nghệ đo đường huyết liên tục
Để hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, việc sử dụng máy đo đường huyết liên tục (CGM) là một giải pháp hữu ích. Thiết bị này cho phép theo dõi chỉ số đường trong máu theo thời gian thực, giúp bạn hiểu rõ cơ thể phản ứng ra sao với các loại thực phẩm, bao gồm cả sữa chua. Bạn có thể theo dõi sự biến động của đường huyết, để đánh giá loại sữa chua bạn chọn có gây tăng đường huyết đột ngột hay không. Mỗi người đều có phản ứng khác nhau với thức ăn, chính vì vậy, CGM sẽ giúp bạn cá nhân hóa chế độ ăn uống của mình, từ đó có thể theo dõi đường huyết hiệu quả hơn.
Khám phá máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare tại đây: <Gắn link landing page 3P>
Không chỉ là một món ăn ngon, sữa chua còn có nhiều tiềm năng trong việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Khi kết hợp sữa chua với chế độ ăn hay lối sống lành mạnh với sự hỗ trợ từ công nghệ như CGM, bạn có thể dễ dàng kiểm soát sức khỏe, tận hưởng cuộc sống.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/diabetes-and-yogurt#takeaway
https://www.medicalnewstoday.com/articles/326250#other-healthful-diabetes-snacks