Suy tim là một bệnh lý tim mạch hay gặp trên lâm sàng. Dựa vào mục đích và tiêu chuẩn cụ thể, người ta chia suy tim thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại suy tim đều sẽ có những đặc điểm và cách nhận diện riêng. Nhờ đó chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bản thân nghi ngờ thuộc loại suy tim nào.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các loại suy tim thường gặp và sự khác biệt giữa chúng như thế nào nhé!
1. Có những loại suy tim nào?
Trên thực tế, có rất nhiều cách để phân loại suy tim. Tùy theo từng trường hợp người bệnh và mục tiêu điều trị cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn các cách phân loại khác nhau.
Các cách phân loại suy tim thường gặp bao gồm:
❖ Phân loại theo hình thái định khu ( vị trí giải phẫu) : Đây là cách phân loại phổ biến nhất được dùng trên lâm sàng, bao gồm các tình trạng sau:
– Suy tim trái
– Suy tim phải
– Suy tim toàn bộ
❖ Phân loại theo tiến triển của bệnh, cụ thể:
– Suy tim cấp
– Suy tim mạn
❖ Phân loại dựa vào tình trạng rối loạn chức năng tim:
– Suy tim tâm thu (tim không đủ khả năng tống máu đi)
– Suy tim tâm trương (tim không đủ khả năng tiếp nhận máu)
❖ Phân loại dựa theo cung lượng tim bao gồm (cách phân loại này thường ít dùng)
– Suy tim cung lượng thấp
– Suy tim cung lượng cao
2 . Sự khác biệt giữa các loại suy tim
2.1. Sự khác biệt giữa suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ
So sánh | Suy tim trái | Suy tim phải | Suy tim toàn bộ |
Bản chất | Là sự kết hợp của hai tình trạng:- Tâm nhĩ trái không thể lấy đủ máu từ phổi
– Tâm thất trái không thể bơm đủ máu đi nuôi cơ thể |
Là sự kết hợp của 2 tình trạng:- Tâm nhĩ phải không thể lấy đủ máu từ tĩnh mạch về tim
– Tâm thất phải không thể đẩy máu giàu Co2 lên phổi để trao đổi oxy |
Là tình trạng sau khi suy tim trái lâu ngày dẫn đến gây suy tim phải, thường gọi là suy tim toàn bộ |
Nguyên nhân | – Tăng huyết áp động mạch- Bệnh lý mạch vành
– Bệnh lý van tim – Bệnh tim bẩm sinh – Viêm cơ tim – Rối loạn nhịp tim – Bệnh lý tuyến giáp – Thiếu máu – Suy thận cấp |
– Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)- Bệnh lý mạch vành
– Bệnh lý van tim, đặc biệt là van ba lá và van động mạch phổi – Màng ngoài tim dày lên – Dị tật tim bẩm sinh |
Bao gồm tất cả các nguyên nhân gây suy tim trái và suy tim phải |
Triệu chứng nổi bật | – Khó thở khi làm việc, vận động và triệu chứng khó thở có xu hướng tăng dần lên ở những lần sau. – Ho khan
– Giảm khả năng lao động – Cơn hen tim ( là tình trạng khó thở dữ dội do bệnh tim) – Phù phổi cấp ( là khi các phế nang của phổi bị chứa đầy dịch và máu, cản trở trao đổi khí, khiến bệnh nhân rất khó thở) |
– Đau tức ngực bên phải- Tĩnh mạch ở cổ nổi to lên, dễ dàng nhìn thấy
– Gan to – Phù ( hay gặp nhất ở 2 chân) |
– Khó thở cả khi nghỉ ngơi- Giảm khả năng lao động
– Đau tức ngực cả 2 bên – Phù toàn thân – Tràn dịch đa màng ( tình trạng nước thoát ra từ trong lòng mạch máu ra các màng của cơ thể) bao gồm: + Tràn dịch màng tim + Tràn dịch màng bụng + Tràn dịch màng phổi |
Yếu tố nguy cơ | Giống nhau ở cả 3 loại suy tim, bao gồm:– Các yếu tố bệnh lý:
+ Bệnh tiểu đường + Rối loạn chuyển hóa lipid + Tiếp xúc với hóa chất hoặc xạ trị + Thừa cân, béo phì – Các yếu tố liên quan đến lối sống: + Sử dụng ma túy, các chất gây nghiện + Uống nhiều rượu + Ăn uống không lành mạnh + Không tập thể dục đủ, lười vận động – Giới tính và tuổi tác : nam giới có nhiều khả năng bị suy tim hơn nữ giới, nhưng sự khác biệt ngày càng ít hơn theo tuổi tác |
Những triệu chứng nổi bật của suy tim
2.2. Sự khác biệt của suy tim tâm thu và suy tim tâm trương
So sánh | Suy tim tâm thu | Suy tim tâm trương |
Bản chất | Là tình trạng tâm thất trái không có đủ khả năng co bóp để đẩy toàn bộ máu trong buồng tâm thất ra động mạch chủ ở thì tâm thu | Là tình trạng tâm thất trái không thể nghỉ ngơi ở trạng thái bình thường và không thể làm đầy buồng thất trái ở thì tâm trương |
Đặc điểm của EF* | EF < hoặc = 40% ( EF giảm) | EF > 50% (EF bảo tồn) |
Tên gọi khác | Suy tim phân suất tống máu giảm | Suy tim phân suất tống máu bảo tồn |
* Chú thích:
– EF (phân suất tống máu của tim): là tỷ lệ phần trăm máu mà tâm thất trái có thể đẩy ra động mạch chủ để đi nuôi cơ thể so với tổng lượng máu trong buồng tâm thất trái (EF bình thường khoảng 50 – 70%).
– Thì tâm thu: là thì tâm thất co bóp để đẩy máu ra ngoài
– Thì tâm trương: là thì tâm thất nghỉ ngơi, để tâm nhĩ co bóp đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất
So sánh suy tim tâm thu và suy tim tâm trương
2.3. Sự khác biệt của suy tim mạn tính và suy tim cấp tính
So sánh | Suy tim mạn tính | Suy tim cấp tính |
Bản chất | Để chỉ những bệnh nhân đã được chẩn đoán và được điều trị suy tim ổn định hoặc những bệnh nhân khởi phát suy tim từ từ | Để chỉ tình trạng suy tim tiến triển nặng lên, yêu cầu người bệnh phải lập tức vào viện để dùng thuốc và theo dõi |
Nguyên nhân | – Các tổn thương tim sau nhồi máu cơ tim- Các bệnh lý động mạch vành (động mạch cấp máu nuôi tim).
– Tăng huyết áp. – Suy thận. – Bệnh tim bẩm sinh – Các bệnh lý van tim – Viêm cơ tim – Rối loạn nhịp tim – Bệnh lý cơ tim không rõ nguyên nhân,.. |
– Các bệnh lý động mạch vành● Tổn thương tim, cơ tim
● Nhồi máu cơ tim cấp – Biến chứng xảy ra sau một cơn nhồi máu cơ tim cấp: ● Thủng vách liên thất ( tạo nên sự liên thông giữa tâm thất trái và tâm thất phải) ● Vỡ tâm thất trái ( sau nhồi máu cơ tim, có thể gây hoại tử phần tổ chức tim không được cấp máu nuôi dưỡng, khi tim tăng co bóp, vùng này có thể bị thủng, gây tràn máu ra ngoài tim) – Các rối loạn nhịp tim – Tình trạng chèn ép tim (khi có tình trạng tràn dịch tim sẽ gây chèn ép tim, làm cho tim không có không gian để hoạt động, giảm chức năng tim). – Tắc động mạnh phổi cấp. |
Triệu chứng | – Khó thở khi vận động, tăng dần lên- Ho khan
– Giảm khả năng gắng sức – Đau tức ngực bên phải – Tĩnh mạch cổ nổi rõ – Gan to – Phù |
– Phù phổi cấp*- Tràn dịch đa màng
– Suy thận cấp – Tụt huyết áp Bệnh diễn biến nhanh chóng, đe dọa tính mạng của bệnh nhân |
Hướng xử trí | Sử dụng thuốc theo đơn, thay đổi thói quen sống | Đi khám bệnh càng sớm càng tốt và tuân thủ điều trị tuyệt đối |
* Phù phổi cấp là tình trạng máu ứ ở phổi quá nhiều, thấm qua màng phế nang để đi vào lòng phế nang, dịch và máu sẽ chiếm thể tích của không khí, gây tình trạng khó thở cấp tính
Nhìn chung,suy tim được phân loại theo nhiều cách tùy thuộc vào nguyên nhân và đặc điểm của bệnh. Việc hiểu rõ sự khác biệt này sẽ giúp người bệnh nhận biết và phòng ngừa bệnh tốt hơn. Đồng thời qua đó cũng có thể ngăn ngừa suy tim tiến triển nặng hơn.
Bài viết tham khảo nguồn:
http://vnha.org.vn/detail.asp?id=236
https://www.healthdirect.gov.au/heart-failure https://timmachhoc.vn/khuyen-cao-cua-hoi-tim-mach-quoc-gia-ve-chan-doan-va-dieu-tri-suy-tim-cap-va-suy-tim-man-2021/
https://www.heartfailurematters.org/understanding-heart-failure/what-are-the-different-types-of-heart-failure/ https://academic.oup.com/eurheartj/article/29/19/2388/2398014?searchresult=1
https://bshpathway.org.uk/results_echo.html