Suy tim là một vấn đề sức khỏe tim mạch nghiêm trọng và phức tạp, mà bất cứ ai cũng cần phải hiểu để có thể bảo vệ sức khoẻ tim cho bản thân và gia đình. Bài viết giúp cung cấp thông tin tổng quan về suy tim trái và suy tim phải, triệu chứng phân biệt giữa hai loại suy tim, cùng với cách phòng ngừa và điều trị.
1. Tổng quan về suy tim trái và suy tim phải
Suy tim là tình trạng mà tim không thể bơm máu đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này có thể xảy ra với cả hai bên của tim, từ đó phân loại thành suy tim trái và suy tim phải.
1.1 Thế nào là suy tim trái?
Suy tim trái là loại phổ biến, thường gặp hơn suy tim phải
Đặc trưng bởi tình trạng tâm thất trái (nằm bên trái, phía dưới tim có chức năng bơm máu giàu oxy vào tuần hoàn) của tim không còn khả năng bơm đủ máu đi khắp cơ thể dẫn đến tăng áp lực máu và gây tích tụ trong các tĩnh mạch phổi (là những mạch máu có chức năng đưa máu giàu oxy từ phổi vào tim).
Bệnh nhân có thể biểu hiện như: hơi thở ngắn, khó thở hoặc ho – đặc biệt là khi vận động thể chất.
Tâm thất trái:*Tĩnh mạch phổi: là những mạch máu có chức năng đưa máu giàu oxy từ phổi vào tim.
Nguyên nhân mắc suy tim trái
Suy tim trái có thể xảy ra ở những người có:
+ Bệnh động mạch vành
+ Đau tim
+ Huyết áp cao
+ Bệnh hở van tim
+ Nhịp tim bất thường
1.2 Thế nào là Suy tim phải?
Suy tim phải diễn ra khi tâm thất phải* của tim quá yếu để bơm đủ máu từ tim lên phổi. Điều này khiến máu tích tụ trong tĩnh mạch ngoại biên*
Khi áp lực bên trong lòng mạch máu tăng lên, có thể đẩy chất lỏng ra khỏi tĩnh mạch vào mô xung quanh. Điều này dẫn đến sự tích tụ chất lỏng ở chân gây biểu hiện phù ở chân hoặc các cơ quan khác (ít gặp)
Kết cục của suy tim trái kéo dài là suy tim phải
Tâm thất phải: nằm bên phải, phía dưới tim có chức năng đưa máu nghèo oxy từ ngoại vi đổ xuống tim và bơm vào phổi để tạo ra máu giàu oxy
Tĩnh mạch ngoại biên: là các mạch máu mang máu nghèo oxy từ các cơ quan và mô trở về tim
Nguyên nhân mắc suy tim phải
Nguyên nhân gây suy tim phải có thể chia thành 3 nguyên nhân chính bao gồm:
+ Tăng áp phổi (tình trạng tăng áp lực ở động mạch phổi) Nguyên nhân phổ biến gây ra tăng áp phổi là suy tim trái. Vì vậy, cũng có thể hiểu suy tim trái là nguyên nhân dẫn đến suy tim phải
+ Bệnh hư van tim, đặc biệt là van ba lá và van phổi
+ Bệnh liên quan đến màng ngoài tim dày lên hoặc hạn chế (túi bao quanh tim)
( Hình minh họa: Nguyên nhân mắc suy tim trái và suy tim phải)
2. Cách phân biệt và triệu chứng của 2 loại suy tim
Để phân biệt giữa suy tim trái và suy tim phải, hãy xem xét các triệu chứng sau:
2.1 Triệu chứng thường gặp của suy tim trái
Khó thở, đặc biệt khi bạn nằm nghiêng hoặc nằm ngửa.
+ Hơi thở ngắn gây mệt mỏi ngay cả khi bạn không hoạt động nhiều.
+ Ho khan, chảy máu từ mũi hoặc họng.
+ Phù ở chân và bàn tay.
+ Thay đổi trong màu sắc của dấu vết gánh mà bạn thường thấy.
+ Tiểu đêm hoặc bị vấn đề về thận
2.2 Triệu chứng thường gặp của suy tim phải
+ Sưng phù chân, bàn chân và bắp chân hoặc các vùng khác như bụng, …
+ Tức ngực, đánh trống ngực
+ Cảm giác buồn nôn và không muốn ăn
+ Đầy hơi sau ăn hoặc đau bụng
+ Khi nằm ngửa, có thể có cảm thấy tim đập mạnh.
Hãy nhớ suy tim trai gây ra suy tim phải. Vì vậy một số triệu chứng của suy tim trái có thể có ở suy tim phải.
Triệu chứng có thể phân biệt đó là: suy tim phải có phù ở chân hoặc các bộ phận khác, còn suy tim trái chủ yếu gây khó thở.
( Hình minh họa: Triệu chứng của người bệnh suy tim trái và suy tim phải)
3. Chẩn đoán và điều trị suy tim
3.1 Chẩn đoán suy tim được tiến hành ra sao ?
Để chẩn đoán suy tim và xác định loại suy tim, các bác sĩ thường sử dụng các xét nghiệm hình ảnh như:
+ Điện tâm đồ, giúp bác sĩ phát hiện tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến tim
+ Siêu âm tim, dùng sóng siêu âm chụp xuyên qua tim giúp bác sĩ thấy được hoạt động tim
+ X-quang tim, giúp bác sĩ xem phổi có bị tắc nghẽn hoặc tim có to ra không
+ Xét nghiệm máu, đánh giá toàn diện các chức năng khác của các cơ quan trên cơ thể như thận, gan, tim và đo lượng BNP giúp chẩn đoán suy tim
+ Xét nghiệm chức năng phổi, nhằm phát hiện bệnh COPD
Ngoài ra còn có những phương pháp chẩn đoán khác có thể được sử dụng, tuỳ vào mục đích của bác sĩ: chụp CT, Chụp MRI hoặc đặt ống thông tim,…
( Hình minh họa: Chẩn đoán suy tim)
3.2 Phòng ngừa và điều trị suy tim
Điều trị suy tim phụ thuộc chủ yếu vào loại suy tim mà bạn mắc phải và mức độ tổn thương đã xảy ra. Khi xác định được loại suy tim, bệnh nhân sẽ được kê thuốc và điều quan trọng nhất bạn có thể làm để kiểm soát bệnh suy tim là thay đổi lối sống như:
+ Duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối và tập thể dục đều đặn.
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi áp lực máu, đường huyết, và các yếu tố nguy cơ khác.
+ Điều trị các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp và tiểu đường để giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tuân thủ điều trị
Chúng ta không bao giờ nên xem thường suy tim, vì nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như tử vong hoặc tăng tỉ lệ nhập viện.
Sự hiểu biết về bệnh suy tim và việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là quan trọng để bảo vệ tim mình và duy trì sức khỏe toàn diện.
Tóm tắt:
Bài viết đã đưa ra cái nhìn tổng quan về suy tim trái và suy tim phải mà người bệnh có thể mắc. Hãy cùng ghi nhớ những ý chính sau đây của bài viết:
+ Thứ nhất, suy tim trái làm cho tim không có khả năng bơm máu vào ngoại biên gây áp lực lên tĩnh mạch phổi. Biểu hiện ra ngoài bằng triệu chứng: khó thở, hơi thở ngắn, …Suy tim phải làm cho tim không bơm đủ máu từ tim lên phổi khiến máu tích tụ trong tĩnh mạch ngoại biên. Biểu hiện ra ngoài bằng triệu chứng: phù cổ chân, nôn sau ăn, ….
+ Thứ hai, nguyên nhân dẫn đến suy tim trái thông thường là do bệnh tim mạch như huyết áp, bệnh động mạch vành,…Nguyên nhân dân đến suy tim phải thường do mắc suy tim trái kéo dài, hoặc dị tật bẩm sinh hoặc do bệnh COPD, …
+ Thứ ba, có nhiều xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán suy tim như: X-Quang tim, Điện tâm đồ, siêu âm tim, … Mỗi xét nghiệm đều có mức độ phù hợp với chẩn đoán bệnh khác nhau
+ Thứ tư, để điều trị hiệu quả thì bệnh nhân cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc: tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống và kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Tài liệu tham khảo:
https://www.heart.org/en/health-topics/heart-failure/what-is-heart-failure/types-of-heart-failure
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK481485/