Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, thường tăng hơn so với mức bình thường sau các bữa ăn. Ở người mắc tiểu đường, quá trình điều tiết glucose trong máu bị rối loạn, tăng đường huyết kéo dài. Tình trạng tăng đường huyết “đột ngột” xảy ra khi lượng đường trong máu tăng nhanh và rõ rệt, thường sau khi ăn lượng lớn thực phẩm nhiều đường và tinh bột. Các yếu tố như căng thẳng, thiếu ngủ, hoặc một số bệnh lý có thể làm tăng đường huyết, ngay cả với người không mắc tiểu đường.
- Tăng đường huyết đột ngột là gì?
Glucose, một loại đường đơn, là nguồn năng lượng chính cung cấp cho cơ thể. Sau khi tiêu thụ thực phẩm chứa glucose (như tinh bột, đồ ngọt, …), chúng sẽ được hấp thu vào máu và dẫn đến tình trạng tăng đường huyết. Để duy trì mức đường huyết không tăng quá cao, tuyến tụy tiết ra insulin, một hormon giúp các tế bào hấp thu glucose từ máu. Tuy nhiên, ở người bệnh tiểu đường, quá trình này bị rối loạn dẫn đến tình trạng glucose tích tụ trong máu với nồng độ cao và dai dẳng, gây ra tình trạng tăng đường huyết (hyperglycemia). Trung bình, tình trạng này xảy ra 75 phút sau khi bắt đầu bữa ăn.
Một khái niệm liên quan đến tăng glucose là “tăng đường huyết đột ngột”. Mặc dù glucose tăng và giảm nhiều lần trong ngày là bình thường, nhưng tăng đột biến là một khái niệm khác. Đây là tình trạng lượng đường trong máu tăng đột ngột và rõ ràng sau khi tiêu thụ một lượng lớn glucose trong thời gian ngắn, thường theo sau là sự giảm mạnh đường huyết, tạo nên những “đỉnh nhọn” trên biểu đồ đường huyết. Tuy nhiên, việc xác định chính xác ngưỡng tăng đường huyết nào được coi là “tăng đột ngột” vẫn còn chưa rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu và tổ chức như Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho rằng mức đường huyết tăng trên 140 mg/dL sau khi ăn có thể được coi là tăng đột biến.
- Khi nào người tiểu đường bị tăng đường huyết đột ngột?
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tăng đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường là chế độ ăn uống không hợp lý. Những bữa ăn chứa quá nhiều carbohydrate, đặc biệt là các thực phẩm tinh chế như gạo trắng, mì ống và thực phẩm chế biến sẵn, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, nếu không được cân bằng với các nguồn dinh dưỡng khác.
Căng thẳng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức đường huyết. Khi cơ thể chịu áp lực, nó giải phóng các hormone như cortisol và adrenaline, làm tăng khả năng đốt cháy glucose và chất béo như một phần của phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Tuy nhiên, đối với người mắc tiểu đường, insulin không thể tác động hiệu quả vào tế bào để phân giải glucose, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết quá mức.
Ngoài ra, thiếu ngủ cũng có tác động tiêu cực đến việc kiểm soát đường huyết, khiến mức đường huyết tăng cao, ngay cả với người khỏe mạnh. Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, khi những người khỏe mạnh chỉ ngủ 4 tiếng mỗi đêm trong 6 ngày, khả năng xử lý glucose của cơ thể họ giảm đến 40%.
- Người không bị tiểu đường có bị tăng đường huyết đột biến?
Ngay cả những người không mắc bệnh tiểu đường cũng có thể trải qua tình trạng tăng đường huyết đột ngột vào những thời điểm nhất định. Các yếu tố như chế độ ăn uống, căng thẳng và các tình trạng bệnh lý có thể tác động đến khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy việc tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột và đường, đặc biệt khi thiếu chất béo và protein, có thể gây tăng đột biến đường huyết ở những người khỏe mạnh. Họ đã ghi nhận mức đường huyết sau ăn có thể vượt quá 140 mg/dL, thậm chí lên tới 200 mg/dL sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm này.
Ngoài ra, sự căng thẳng hoặc lo lắng quá mức, hay một số tình trạng bệnh lý như nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng, chấn thương, đột quỵ và rối loạn chức năng tuyến tụy cũng có thể gây ra biến động đường huyết đột ngột.Khi mức đường huyết của bệnh nhân tiểu đường tăng quá cao và kéo dài, họ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên là điều vô cùng quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa các cơn tăng đột biến. Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare giúp cung cấp kết quả đo chính xác theo thời gian thực, đồng thời phân tích sự tác động của chế độ ăn uống, vận động, thói quen sinh hoạt và thuốc men đối với biến động đường huyết. Nhờ đó, người bệnh có thể nhận diện những yếu tố gây tăng đường huyết đột ngột và chủ động điều chỉnh lối sống để duy trì mức đường huyết ổn định. Hãy tưởng tượng bạn có thể dự đoán và kiểm soát được mức đường huyết của mình, mang lại cuộc sống khỏe mạnh và dễ dàng hơn. Để khám phá thêm những lợi ích từ máy đo đường huyết liên tục 3P, vui lòng truy cập trang web của FPT MediCare tại https://web.fptmedicare.vn/.
Bài viết tham khảo nguồn:
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC2084401
https://journals.plos.org/plosbiology/article/file?id=10.1371/journal.pbio.2005143&type=printable
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5706756
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6832689
https://www.medicalnewstoday.com/articles/317215
https://www.nutrisense.io/blog/glucose-spikes-not-always-bad