Mặc dù trái cây chứa đường, nhưng chúng cũng là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chất xơ trong trái cây giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, ổn định đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng. Nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ trái cây tươi thường xuyên có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Để tận dụng tối đa lợi ích của trái cây, người bệnh nên chọn loại trái cây phù hợp, ăn với lượng đủ và chia nhỏ vào các bữa ăn. Việc sử dụng máy đo đường huyết liên tục giúp người bệnh theo dõi sát sao mức đường huyết của mình và điều chỉnh chế độ ăn uống một cách khoa học.
- Lợi ích của trái cây
Do trái cây có lượng đường cao, một số người cho rằng bệnh đái tháo đường cần nên tránh hoàn toàn các thực phẩm có vị ngọt, kể cả trái cây. Điều này là không chính xác. Trái cây không chỉ là món ăn ngon mà còn là kho tàng dinh dưỡng quý giá, giúp cơ thể khỏe mạnh từ sâu bên trong.
Trái cây có hàng lượng chất dinh dưỡng phong phú:
- Nước: Hàm lượng nước bình thường trong trái cây là từ 80 đến 90%.
- Khoáng chất: dù hàm lượng ít hơn trong rau củ, nhưng trái cây vẫn chứa nhiều loại khoáng chất quan trọng như kali, canxi, ma-giê, sắt, phốt-pho, …
- Carbohydrat: là một trong những thành phần chính của trái cây, tạo nên vị ngọt. Carbohydrat trong trái cây bao gồm đường, tinh bột, và chất xơ là chính.
- Trái cây cũng cung cấp một lượng nhỏ chất béo
- Một số trái cây có vị chua, như cam, chanh, táo, nho… thường chứa nhiều các axit tự nhiên
- Vitamin: trái cây là một nguồn dồi dào của vitamin C và beta-carotene (tiền chất của vitamin A).
2.Trái cây nguyên quả hay trái cây đã chế biến?
Nhiều loại trái cây hoàn toàn phù hợp và có ích cho người mắc bệnh tiểu đường, bạn chỉ cần chọn loại trái cây phù hợp và ăn với lượng vừa phải. Trái cây không nên được xem là thực phẩm cần tránh trong bênh đái tháo đường, mà nên được xem là một phần không thể thiếu của một chế độ ăn uống cân bằng.
Ngoài ra, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn nhiều trái cây tươi (ít nhất 7 lần/tuần) làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đáng kể so với những người ăn ít trái cây hơn.
- Trái cây nguyên quả hay trái cây đã chế biến?
Bạn có biết rằng thay vì trái cây đã qua chế biến, ăn trái cây nguyên quả tốt hơn cho người bệnh tiểu đường? Khi chế biến trái cây thành các món như sinh tố, nước ép, mứt, si-rô, … chỉ số đường huyết của chúng cao hơn đáng kể so với trái cây tươi, khiến đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn. Chỉ số đường huyết (GI) là một thước đo giúp chúng ta hiểu mức độ cơ thể hấp thụ đường từ các thực phẩm này. Trái cây đã qua chế biến có GI cao sẽ khiến đường huyết lên cao nhanh chóng, trong khi trái cây nguyên quả có GI thấp hơn sẽ đưa đường huyết lên từ từ và ổn định. Do đó, hãy thưởng thức trái cây nguyên quả để tận hưởng trọn vẹn hương vị tự nhiên cùng với nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Ngoài ra, khác với nước ép, trái cây nguyên quả chứa nhiều chất xơ hơn. Bạn có biết chất xơ là “người bạn đồng hành” tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường? Chất xơ hòa tan có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, tránh làm đường huyết tăng quá nhanh và giúp ổn định lượng đường trong máu. Khi chúng ta ăn thức ăn giàu chất xơ, đường sẽ được giải phóng từ từ vào máu, giảm áp lực lên tuyến tụy để bài tiết quá mức insulin. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Không chỉ tốt cho bệnh tiểu đường, chất xơ còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
3.Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn trái cây như thế nào?
Tác dụng của trái cây và các thành phần của chúng như chất xơ đã được chứng minh là có vai trò tích cực trong việc cân bằng lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Một số nghiên cứu đã đề xuất là nên tiêu thụ khoảng 400 gram trái cây và rau quả cũng như 40 gram chất xơ trong chế độ ăn uống mỗi ngày.
Để kiểm soát tốt hơn đường huyết sau khi ăn trái cây, một số chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng bạn nên chia đều khẩu phần trái cây ra nhiều lần mỗi ngày, không nên ăn tất cả trong một lần duy nhất. Bạn cũng nên ăn chúng vào cuối bữa ăn. Những điều này giúp cơ thể hấp thụ đường từ trái cây một cách từ từ, tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
Mỗi người bệnh tiểu đường đều có một cơ thể khác nhau, vì vậy việc hiểu rõ thực phẩm nào phù hợp với mình là rất quan trọng. Với máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT Medicare, bạn có thể theo dõi sát sao mức đường huyết của mình sau khi ăn bất kỳ loại thức ăn nào, kể cả trái cây. Nhờ đó, bạn sẽ biết chính xác loại trái cây nào khiến đường huyết tăng cao và nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Đây chính là cách để bạn chủ động kiểm soát bệnh tiểu đường và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn, một phần của thông điệp “Làm chủ đường huyết, làm chủ cuộc sống” từ FPT Medicare.
Để hiểu hơn về lợi ích của máy đo đường huyết liên tục, bạn có thế tham khảo thêm sản phẩm Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT, hoặc qua các bài viết khác trên trang web https://web.fptmedicare.vn/.
Bài viết tham khảo nguồn: