Triệu chứng của tăng huyết áp thứ phát không điển hình nhưng vẫn có những dấu hiệu để có thể phát hiện bệnh như tăng nhịp tim, hay đổ mồ hôi, dễ lo lắng hồi hộp,.. Ngoài ra, một số triệu chứng cần lưu ý trong những trường hợp đặc biệt của bệnh có thể giúp bạn phát hiện và phân biệt tăng huyết áp thứ phát sớm hơn.
1. Triệu chứng và nguyên nhân gây ra tăng huyết áp thứ phát
Tương tự như các trường hợp tăng huyết áp khác, tăng huyết áp thứ phát hầu như không có triệu chứng rõ rệt cho tới khi huyết áp đã tăng tới mức nguy hiểm. Triệu chứng của bệnh thường liên quan tới bệnh lí gây ra tăng huyết áp. Tăng huyết áp thứ phát thường xuất phát từ một bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác gây ra, chẳng hạn như bệnh thận, rối loạn hormone,… Mặc dù xuất hiện khá ít trong số các bệnh nhân mắc tăng huyết áp, tăng huyết áp thứ phát vẫn cần được quan tâm chú ý để tránh tiến triển thành biến chứng khó lường.
Tăng huyết áp thứ phát là gì?
Dấu hiệu của tăng huyết áp thứ phát có thể được phân nhóm theo nguyên nhân, cụ thể như sau:
● Với bệnh nhân có bệnh nền là u tủy thượng thận: Đổ mồ hôi, tăng tần số tim hoặc tăng nhịp tim, đau đầu, dễ hồi hộp lo lắng.
● Với bệnh nhân mắc Hội chứng Cushing: Tăng cân mặt tròn, cả người yếu đi, suy nhược, lông trên cơ thể mọc nhiều bất thường. Có thể nhìn thấy các đường sọc tím trên da bụng
Hội chứng Cushing gây tăng huyết áp thứ phát
Với bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp: Mệt mỏi, tăng giảm cân thất thường, chịu đựng sự thay đổi nhiệt độ, thời tiết kém.
● Với bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ: Mệt mỏi quá mức hoặc buồn ngủ vào ban ngày, khi ngủ thường ngáy to và có lúc ngưng thở.
● Với bệnh nhân bị tăng aldosteron: Cơ bị suy nhược và yếu đi, hay bị chuột rút
● Với bệnh nhân mắc các bệnh về thận: Phù nề, mệt mỏi, hay đi vệ sinh
● Với bệnh nhân mắc cường cận giáp: Sỏi thận, loãng xương, trầm cảm và nhược cơ
2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp thứ phát
Tăng huyết áp thứ phát có thể là hậu quả của khá nhiều bệnh. Vì vậy, sàng lọc cho tất cả bệnh nhân mắc bệnh nền liên quan rất tốn thời gian và tiền bạc. Có thể căn cứ vào một số yếu tố từ bệnh nhân có thể khiến tăng tỷ lệ mắc phải tăng huyết áp thứ phát. Họ trở thành đối tượng có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp thứ phát hơn những bệnh nhân khác. Các yếu tố gây ảnh hưởng được liệt kê sau đây:
● Người từng bị huyết áp cao trước tuổi 30.
● Người sau 70 tuổi chưa bao giờ bị huyết áp cao nhưng huyết áp đột ngột tăng cao.
● Người bị huyết áp tăng không rõ lý do sau nhiều năm kiểm soát bệnh tăng huyết áp ổn định bằng thuốc.
● Người vẫn bị cao huyết áp mặc dù đã dùng ba loại thuốc kiểm soát tăng huyết áp trở lên.
● Bệnh nhân béo phì bị huyết áp cao nhưng dùng thuốc không đỡ trong thời gian dài.
● Người có một số chỉ số xét nghiệm bất thường như kali máu thấp hoặc canxi máu cao.
3. Nên làm gì khi phát hiện triệu chứng tăng huyết áp thứ phát?
Ngay khi phát hiện các triệu chứng của tăng huyết áp thứ phát, bạn cần đến ngay cơ sở y tế và thăm khám cùng chuyên gia y tế để được điều trị.
Điều trị tăng huyết áp thứ phát gắn liền với điều trị bệnh lý nền.
3.1. Điều trị bằng các nhóm thuốc tăng huyết áp
Bệnh nhân mắc tăng huyết áp thứ phát có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
– Thuốc lợi tiểu: là nhóm thuốc giúp thận loại bỏ nước và muối, giảm áp lực cho hệ tuần hoàn nên có tác dụng hạ huyết áp. Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide thường là lựa chọn hàng đầu, trong nhiều trường hợp bác sĩ có thể sẽ kết hợp nhiều nhóm thuốc lợi tiểu với nhau.
– Thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc này giúp giảm hoạt động của tim và giãn mạch máu. Tim sẽ đập chậm và nhẹ nhàng hơn, giảm lực tống máu đi nên huyết áp sẽ giảm xuống. Các tác dụng phụ có thể xảy ra là: mệt mỏi, khó ngủ, nhịp tim chậm. Thuốc chẹn beta thường không được sử dụng cho người mắc bệnh hen suyễn vì nhóm thuốc này có thể làm co thắt phế quản khiến khó thở nặng hơn.
– Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE): Nhóm thuốc này giúp giãn mạch máu bằng cách ngăn chặn sự hình thành một chất hóa học tự nhiên trong quá trình làm thu hẹp mạch máu. Nhóm ACE thường được dùng trong điều trị huyết áp cao ở bệnh nhân động mạch vành, suy tim hoặc suy thận. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm chóng mặt và ho. Không dùng nhóm này cho phụ nữ có thai.
– Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II: Nhóm thuốc này giúp giãn mạch máu. Giống như thuốc ức chế ACE , thuốc ức chế thụ thể angiotensin II thường được chỉ định cho những người mắc bệnh động mạch vành, suy tim hoặc suy thận. Những loại thuốc này có ít tác dụng phụ hơn thuốc ức chế ACE . Không dùng nhóm này cho phụ nữ có thai.
– Thuốc chẹn kênh canxi: có tác dụng giãn mạch máu hoặc làm chậm nhịp tim. Thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng mạnh hơn thuốc ức chế ACE hoặc thuốc chẹn beta đơn thuần. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm phù, chóng mặt và táo bón.
– Thuốc ức chế renin trực tiếp. Những loại thuốc này làm thư giãn và mở rộng động mạch bằng cách ngăn chặn hoạt động của một loại protein (enzyme) gọi là renin. Tác dụng phụ thường gặp là chóng mặt và tiêu chảy.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua những loại thuốc trên mà không được bác sĩ kê đơn.
3.2. Chăm sóc sức khỏe tại nhà
– Ăn thực phẩm lành mạnh: Hãy thử chế độ ăn kiêng DASH để ngăn chặn tăng huyết áp.
Thực đơn sẽ có nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm từ sữa đã tách béo.
Bổ sung nhiều kali, có trong các loại trái cây và rau quả như khoai tây, rau bina, chuối và mơ, để giúp ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp cao.
Hạn chế chất béo bão hòa như mỡ động vật hay các món chiên rán.
Chế độ ăn kiêng DASH cho bệnh nhân tăng huyết áp
– Giảm muối trong khẩu phần ăn: Lượng natri nạp vào hàng ngày cần thấp hơn 1.5 mg. Đây là mức khuyến cáo phù hợp với những người từ 51 tuổi trở lên và những người ở mọi lứa tuổi, bệnh nhân bị tăng huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính. Người khỏe mạnh có thể ăn tối đa 2.3 mg mỗi ngày hoặc ít hơn. Giảm muối đòi hỏi vừa phải hạn chế cho muối khi nấu ăn, vừa cần chú ý đến lượng muối trong thực phẩm chế biến sẵn.
– Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nếu bạn thừa cân, huyết áp sẽ tăng theo. Chỉ cần giảm 3-5 kg cũng tạo ra sự khác biệt trong việc làm giảm huyết áp.
– Tăng cường hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp và kiểm soát cả cân nặng, tránh thừa cân. Hãy sắp xếp lịch để đảm bảo hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Hạn chế uống rượu: Dù bạn uống rượu trong trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh, rượu vẫn có thể gây tăng huyết áp. Nếu vẫn uống rượu, chỉ uống với lượng vừa phải. Đối với người lớn khỏe mạnh, tốt nhất là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
– Không hút thuốc: Thuốc lá làm tổn thương thành mạch máu và đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch. Nếu bạn chưa hút thì đừng hút, nếu đang hút thuốc lá, hãy bỏ hẳn thuốc lá ngay khi có thể.
– Thư giãn, giảm stress: Giảm căng thẳng càng nhiều càng tốt. Giãn cơ và thở sâu. Ngủ nhiều cũng có thể hữu ích.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc những triệu chứng cần lưu ý cho bệnh tăng huyết áp thứ phát. Bên cạnh điều trị theo bác sĩ, những thói quen hàng ngày để giữ gìn sức khỏe khỏi căn bệnh này cũng rất quan trọng. Hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và nhận lời khuyên kịp thời về căn bệnh nguy hiểm này.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/secondary-hypertension/symptoms-causes/syc-20350679 https://www.health.harvard.edu/heart-health/understanding-secondary-hypertension https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544305/ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9728017/ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/secondary-hypertension/diagnosis-treatment/drc-20350684