Máy đo đường huyết liên tục (CGM) đã trở thành một công cụ vô giá trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, không chỉ ở các nước phát triển mà còn bắt đầu được chú ý và áp dụng tại Việt Nam. Vậy máy đo đường huyết liên tục có tốt không? Những lợi ích và tác động của CGM trong điều trị đái tháo đường là gì? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về lợi ích, tác động và khuyến nghị sử dụng máy đo đường huyết liên tục (CGM).
1. Máy đo đường huyết liên tục có tốt không?
Máy đo đường huyết liên tục có tốt không? Đây là câu hỏi được nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm khi tìm kiếm giải pháp quản lý đường huyết hiệu quả. Máy đo đường huyết liên tục (CGM) đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường. Thiết bị này giúp theo dõi mức đường huyết liên tục 24/7, cung cấp những thông tin chi tiết về diễn biến đường huyết mà máy đo thông thường không thể hiện được.
Sử dụng CGM mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Trước hết, CGM giúp giảm mức HbA1c đáng kể, trung bình khoảng 0,56% so với phương pháp theo dõi đường huyết truyền thống. Điều này có ý nghĩa rất lớn, bởi mỗi 1% giảm HbA1c sẽ giúp giảm khoảng 40% nguy cơ biến chứng thận, 43% nguy cơ mắc bệnh võng mạc và 25% nguy cơ các biến cố tim mạch.
Bên cạnh đó, CGM còn giúp cải thiện “thời gian trong khoảng mục tiêu” (TIR) – một chỉ số quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Mỗi 10% TIR tăng lên sẽ giúp giảm 64% nguy cơ biến chứng võng mạc và 40% nguy cơ tiểu đạm vi lượng. Ngoài ra, CGM cũng giúp giảm đáng kể tần suất xảy ra các cơn hạ đường huyết nguy hiểm.
Không chỉ mang lại lợi ích về mặt lâm sàng, CGM còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc không phải chích máu thường xuyên mỗi ngày giúp giảm đáng kể sự căng thẳng, lo lắng. Các phân tích cho thấy sử dụng CGM có thể tăng thêm 0,731 đơn vị QALY (chỉ số đo lường chất lượng cuộc sống) so với phương pháp truyền thống.
Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “Máy đo đường huyết liên tục có tốt không?” phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân. Đối với nhiều người, lợi ích của CGM vượt xa những thách thức, mang lại sự kiểm soát bệnh tốt hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, quyết định sử dụng CGM nên được thảo luận kỹ lưỡng giữa bệnh nhân và bác sĩ điều trị, cân nhắc đến tình trạng sức khỏe, lối sống và khả năng tài chính của mỗi cá nhân.
2. Vai trò của máy đo đường huyết liên tục trong kiểm soát bệnh tiểu đường
2.1 Mức độ phổ biến của máy đo đường huyết liên tục
Các nước phát triển đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong việc sử dụng máy đo đường huyết không cần lấy máu. Sự phổ biến của công nghệ này bắt nguồn từ những lợi ích mà nó mang lại trong việc giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tại Mỹ và châu Âu, nhiều bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là bệnh nhân sử dụng insulin, đang chuyển từ phương pháp kiểm tra đường huyết truyền thống (Self-Monitoring of Blood Glucose – SMBG) sang máy theo dõi đường huyết liên tục. Sự phổ biến này đặt ra câu hỏi: máy đo đường huyết liên tục có tốt không? Các nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế hàng đầu đã cung cấp những câu trả lời tích cực.
Máy theo dõi đường huyết liên tục được nhắc đến rất nhiều trong các tài liệu hướng dẫn theo dõi và điều trị đái tháo đường của nhiều tổ chức y tế lớn trên thế giới, như Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), Hiệp hội Nội tiết Lâm sàng Hoa Kỳ (AACE). Tại Anh, NICE cũng đã khuyến nghị sử dụng CGM cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bị hạ đường huyết tái phát hoặc không nhận biết được triệu chứng hạ đường huyết.
2.2 Hiệu quả kinh tế của máy đo đường huyết liên tục
Ở Anh, chi phí cho một năm sử dụng máy đo đường huyết không lấy máu ước tính khoảng 1,250 Bảng Anh (tương đương 41 triệu VND). Tuy nhiên, với việc CGM giúp giảm tỷ lệ nhập viện và các biến chứng liên quan đến đái tháo đường (như bệnh tim mạch, tổn thương thận, hoặc mất thị lực), Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã công nhận việc đầu tư vào CGM là đáng giá. Cụ thể, chi phí điều trị biến chứng thận ở nhóm sử dụng rtCGM là 33,696 Bảng Anh (tương đương 1,1 tỷ VND), trong khi nhóm sử dụng máy đo đường huyết truyền thống là 39,619 Bảng Anh (tương đương 1,3 tỷ VND). Những số liệu này góp phần trả lời câu hỏi máy đo đường huyết liên tục có tốt không từ góc độ hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh đó, tại các quốc gia phát triển, bảo hiểm y tế đã chi trả cho các thiết bị CGM. Điều này làm giảm gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân đái tháo đường. Và tăng khả năng tiếp cận của họ đến phương pháp theo dõi đường huyết hiệu quả hơn như CGM. Vậy máy đo đường huyết liên tục có tốt không? Hãy xem xét hiệu quả của nó.
3. Chỉ số đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả của bộ theo dõi đường huyết liên tục, chúng ta cần tìm hiểu một số chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết:
- HbA1C (Glycated Hemoglobin): Đây là chỉ số thể hiện mức đường huyết trung bình của người bệnh trong vòng 2-3 tháng. Ở một nghiên cứu, bệnh nhân sử dụng máy đo đường huyết liên tục CGM đã giảm mức HbA1c trung bình khoảng 0,56% sau 12 tháng so với nhóm sử dụng phương pháp theo dõi đường huyết truyền thống.
- TIR (Time in Range), hay “thời gian trong khoảng mục tiêu”. Chỉ số này chỉ có ở máy đo đường huyết liên tục. Nó thể hiện tỷ lệ phần trăm thời gian mà lượng đường huyết của một người duy trì trong khoảng mục tiêu. Khoảng này có thể khác nhau ở mỗi người. Mức thông thường là 70-180 mg/dl. Mỗi 10% TIR tăng sẽ giúp:
– giảm khoảng 0.8% HbA1c
– giảm 64% nguy cơ bệnh võng mạc
– giảm 40% tiểu đạm vi lượng
Ngoài ra, máy theo dõi đường huyết liên tục còn giúp giảm thiểu rõ rệt các cơn hạ đường huyết. Tỷ lệ xảy ra các biến cố hạ đường huyết nhẹ giảm từ 4,75% xuống 0,78% và hạ đường huyết nặng giảm từ 3,01% xuống 0,2%.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 năm 2024 đã chứng minh bộ theo dõi đường huyết liên tục giúp đáng kể số lần khám cấp cứu và điều trị nội trú liên quan đến bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân sử dụng máy đo đường huyết liên tục không cần phải chích ngón tay nhiều lần mỗi ngày. Điều này mang lại lợi ích về chất lượng cuộc sống, giảm sự căng thẳng do sợ chích máu. Một số phân tích cho thấy máy đo đường huyết liên tục mang lại lợi ích chất lượng cuộc sống tăng thêm 0.03 đơn vị QALY (*) chỉ vì tránh được việc chích ngón tay. Tổng cộng, bệnh nhân sử dụng máy đo đường huyết không đau có QALY là 7.897, tăng thêm 0.731 so với máy đo đường huyết truyền thống (7.166 QALY).
Có thể thấy việc sử dụng máy đo đường huyết liên tục đã chứng minh được những lợi ích vượt trội trong kiểm soát đường huyết, từ việc cải thiện các chỉ số quan trọng như HbA1C và TIR đến giảm nguy cơ biến chứng và hạ đường huyết. Không chỉ giúp người bệnh ổn định đường huyết, CGM còn nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ vào tính tiện lợi, giảm thiểu sự căng thẳng khi không phải chích máu thường xuyên. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của CGM trong việc cải thiện sức khỏe và tiên lượng lâu dài cho bệnh nhân tiểu đường. Qua các số liệu và nghiên cứu trên, câu trả lời cho câu hỏi “máy đo đường huyết liên tục có tốt không?” là một sự khẳng định mạnh mẽ về hiệu quả của công nghệ này.
(*) QALY: là một cách đo lường giúp đánh giá xem một phương pháp điều trị hoặc can thiệp y tế có hiệu quả như thế nào bằng cách kết hợp giữa tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn, nếu bệnh nhân đái tháo đường 65 tuổi, mắc nhiều biến chứng về tim, thận. Bệnh nhân có hệ số chất lượng sống là 0,9, và nếu người này còn sống 10 năm nữa, thì chỉ số QALY là 0,9 × 10 = 9. Nói cách khác, tuy bệnh nhân sống 10 năm, nhưng thời gian đó chỉ tương đương với 9 năm trong tình trạng sức khỏe hoàn hảo.
4. Khuyến nghị sử dụng của Bộ Y tế Việt Nam
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành các quyết định hướng dẫn sử dụng thiết bị này trong điều trị bệnh tiểu đường. Những khuyến nghị này không chỉ trả lời câu hỏi máy đo đường huyết liên tục có tốt không, mà còn chỉ ra rõ ràng đối tượng bệnh nhân nên sử dụng công nghệ này. Cụ thể, Quyết định số 5481/QĐ-BYT năm 2020 đã quy định rõ về các đối tượng bệnh nhân nên sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục CGM, bao gồm:
- Bệnh nhân thường xuyên hạ đường huyết (glucose <3,9 mmol/L) hoặc hạ đường huyết không có triệu chứng.
- Bệnh nhân có HbA1c cao ≥ 7,0% và đường huyết dao động nhiều.
- Bệnh nhân muốn hạ HbA1c < 7,0% mà không gây hạ đường huyết (glucose < 3,9 mmol/L).
- Bệnh nhân trước và trong khi mang thai, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ.
- Bất kể bệnh nhân nào có HbA1c ≥ 7,0% và có điều kiện sử dụng CGM.
- Những bệnh nhân đang nằm viện điều trị bệnh cấp tính cần theo dõi sát đường huyết.
- Bệnh nhân có mong muốn quản lý bệnh đái tháo đường tốt hơn.
Bên cạnh đó, Quyết định 1760/QĐ-BYT năm 2024 về tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường típ 1 ở trẻ em và thanh thiếu niên” đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng về việc theo dõi đường huyết bằng CGM cho nhóm bệnh nhân này. Mục tiêu này bao gồm:
- Mức đường huyết từ 70-180 mg/dL (TIR) nên chiếm trên 70% thời gian.
- Đường huyết dưới 70 mg/dL (TBR1) không vượt quá 4% thời gian.
- Đường huyết dưới 54 mg/dL (TBR2) không vượt quá 1% thời gian.
- Đường huyết trên 180 mg/dL (TAR) không chiếm hơn 25% thời gian.
- Biến thiên đường huyết (%GV) nên dưới 36% để đảm bảo sự ổn định.
Những khuyến nghị này cho thấy Bộ Y tế Việt Nam đã công nhận hệ thống theo dõi đường huyết liên tục có thể giúp bệnh nhân kiểm soát đái tháo đường.
Tóm lại, câu hỏi máy đo đường huyết liên tục có tốt không đã có câu trả lời chắc chắn. Máy đo đường huyết liên tục CGM đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường tại các quốc gia phát triển, cả về phương diện lâm sàng lẫn kinh tế. Những bằng chứng lâm sàng đã khẳng định lợi ích vượt trội của CGM trong việc giảm nguy cơ biến chứng, cải thiện chỉ số HbA1C và TIR, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng CGM, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết bị này trong việc quản lý bệnh đái tháo đường. Điều này thể hiện sự nhận thức sâu sắc về tác động tích cực của máy đo đường huyết liên tục đối với sức khỏe người bệnh, cũng như sự cần thiết của việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong y tế.
Tài liệu tham khảo:
Quyết định số 5481/QĐ-BYT năm 2020
Quyết định 1760/QĐ-BYT năm 2024