1. Lợi ích của lịch đo đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường
Lịch đo đường huyết là một kế hoạch được thiết kế nhằm theo dõi mức đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Lịch này xác định thời điểm cụ thể trong ngày, trong tuần mà bệnh nhân nên tiến hành kiểm tra đường huyết. Ví dụ như trước hoặc sau bữa ăn, trước khi đi ngủ, hoặc khi cảm thấy các triệu chứng không bình thường.
Vậy, lịch đo đường huyết mang lại lợi ích gì cho người bệnh tiểu đường?
- Đánh giá hiệu quả điều trị: Bằng cách kiểm tra đường huyết và ghi chép cẩn thận theo lịch trình, bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị hiện tại và đưa ra những điều chỉnh cần thiết.
- Phản ánh vấn đề về đường huyết rõ ràng hơn: Tuân thủ lịch đo giúp theo dõi sự biến đổi của lượng đường trong máu theo thời gian. Qua đó phản ánh tác động của chế độ ăn, hoạt động thể chất và thuốc men (nếu có).
- Ổn định lối sống: Duy trì lịch đo giúp bệnh nhân dần biết cách ăn uống, vận động phù hợp. Từ đó dần dần ổn định lối sống cá nhân và tình trạng bệnh.
- Hình thành thói quen trong việc theo dõi bệnh: Lịch đo đường huyết giúp người bệnh phát triển thói quen đo đường huyết định kỳ. Từ đó người bệnh có thể nâng cao nhận thức và tự giác trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, góp phần quản lý bệnh một cách hiệu quả hơn.
- Tối ưu hóa lịch trình cá nhân: Việc lập kế hoạch đo đường huyết còn giúp bệnh nhân hạn chế bỏ lỡ việc kiểm tra quan trọng này giữa những bận rộn thường nhật.
- Dự đoán và phòng ngừa biến chứng: Lịch đo đường huyết đều đặn giúp dự đoán sớm những biến động bất thường của lượng đường trong máu, từ đó có thể phòng ngừa các biến chứng cấp và mạn tính.
Việc tự quản lý lượng đường trong máu thông qua tuân thủ lịch đo đường huyết có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, và giảm nguy cơ phát sinh các vấn đề sức khỏe do đái tháo đường.
2. Mẹo sắp xếp lịch đo đường huyết phù hợp với tình trạng bệnh
Hiểu rõ tình trạng bệnh: Mỗi tình trạng bệnh khác nhau cần có cách khai thác đường huyết một cách phù hợp.
Theo khuyến nghị của Bộ Y tế Việt Nam:
Đối với tiểu đường tuýp 1: Người bệnh nên đo đường huyết ít nhất 4 lần/ ngày, vào trước các bữa ăn và lúc đi ngủ.
Đối với tiểu đường tuýp 2:
- Điều trị bằng các thuốc không phải là insulin hay sulfonylurea: bệnh nhân nên đo đường huyết 2 – 3 lần mỗi tuần vào bữa ăn hoặc lúc đi ngủ để đánh giá hiệu quả của điều trị và thay đổi lối sống.
- Điều trị bằng thuốc insulin hay sulfonylurea: đo 4 lần trước 3 bữa ăn và lúc đi ngủ nếu người bệnh đang tiêm thuốc từ 4 mũi trở lên. Dưới 4 mũi thì đo đường huyết 3 lần/ngày vào trước 3 bữa ăn và đo thêm 1-2 lần/ tuần vào lúc đi ngủ. Trường hợp bệnh nhân được kê đơn insulin nền cộng với insulin trước bữa ăn hoặc insulin nền phối hợp với thuốc uống: đo 2 lần/ngày vào trước bữa ăn sáng và tối.
Thêm vào đó, bệnh nhân cũng cần thực hiện việc kiểm tra lượng đường trong máu khi xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết, hoặc trong trường hợp có sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Nếu đường huyết đã được quản lý ổn định, người bệnh có thể giảm số lần đo.
Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để lập lịch đo phù hợp.
Ngoài ra, lịch đo đường huyết nên kết hợp với thời gian sinh hoạt, làm việc: Ví dụ, nếu bạn chỉ sử dụng một máy đo đường huyết, bạn có thể đặt bộ dụng cụ này trên công ty, đồng thời sắp xếp lịch đo rơi vào giờ làm việc. Cách này hữu ích trong việc tránh tình huống quên mang theo máy và bỏ lỡ lịch đo.
Tạo lịch đo đường huyết nhờ ứng dụng di động: Với mong muốn giải tỏa lo âu cho bệnh nhân đái tháo đường, chúng tôi đem đến cho bạn ứng dụng hàng đầu trong việc theo dõi và quản lý đường huyết – FPT Medicare. Những tính năng nổi trội:
– Tạo lịch đo phù hợp với tình trạng bệnh, dựa trên các chỉ dẫn từ hiệp hội Đái tháo đường Canada, Bộ Y tế Việt Nam, cùng với sự tư vấn tận tình từ các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
– Đồng bộ nhanh chóng, tự động, không tốn công ghi chép khi sử dụng kết hợp bộ đôi ứng dụng theo dõi đường huyết FPT Medicare và máy đo đường huyết thông minh – Nipro Premier Alpha
– Tính năng tạo báo cáo đường huyết với các biểu đồ trực quan. Cả người bệnh và bác sĩ nhìn báo cáo là hiểu ngay tình trạng bệnh tuần rồi, tháng rồi.
– Ngoài ra, ứng dụng luôn có sẵn báo cáo cho bác sĩ xem khi được yêu cầu.
Lịch đo đường huyết là một trong những yếu tố then chốt để quản lý tốt bệnh tiểu đường. Lịch đo phù hợp có thể khiến việc kiểm tra đường huyết trở thành một phần tự nhiên của cuộc sống hàng ngày. Theo dõi FPT Medicare để cập nhật kiến thức hay mỗi ngày bạn nhé!
——————————————
Có thể bạn chưa biết: