Khẩu phần rau cho người tiểu đường là một phần quan trọng trong chế độ ăn giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng. Rau củ là nguồn dinh dưỡng dồi dào với vitamin, khoáng chất và chất xơ, đặc biệt có lợi cho người bệnh tiểu đường. Việc bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính mà còn cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Trong bài viết này, FPT Medicare sẽ cùng bạn tìm hiểu khẩu phần rau cho người tiểu đường phù hợp và các cách kết hợp rau trong bữa ăn để hỗ trợ sức khỏe tối ưu.
1. Các lợi ích của rau củ
Khẩu phần rau cho người tiểu đường nên được quan tâm đúng mức. Rau củ, thực phẩm chính trong nhiều chế độ ăn uống, là nguồn dinh dưỡng dồi dào với các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu. Bằng cách kết hợp các loại rau này vào các bữa ăn hàng ngày, bạn có thể cải thiện thị lực, duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Không những vậy, rau xanh còn có nhiều lợi ích cho bệnh nhân đái tháo đường như:
• Chống oxy hóa.
Khi lượng đường trong máu quá cao, chúng thường bị oxy hóa và hình thành các gốc tự do làm tổn hại các tế bào và mô trong cơ thể.
Chất chống oxy hóa dồi dào trong rau xanh có thể giúp làm giảm các gốc tự do và kiểm soát quá trình viêm này. Ví dụ, vitamin A được tìm thấy nhiều trong cà rốt hay ớt chuông, vitamin C được tìm thấy nhiều trong bông cải xanh, cà chua, vitamin E trong dầu thực vật, rau bina, …
• Chất Nitrat
Người bệnh tiểu đường loại 2 thường phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn do đường huyết cao gây tổn thương mạch máu. Tuy nhiên, một tin vui là các loại rau giàu nitrat tự nhiên như củ cải đường, bắp cải, rau diếp và rau bina có thể giúp cải thiện tình hình. Chúng cung cấp đến 80% tổng lượng nitrat trong chế độ ăn uống. Có một số bằng chứng chỉ ra rằng rau xanh giàu nitrat có tác dụng tốt trong bảo vệ chống lại cả bệnh đái tháo đường típ 2, tình trạng kháng insulin và bệnh tim mạch. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người bệnh đái tháo đường đang phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
• Chất xơ:
Rau củ là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào nhất. Khi bạn ăn rau, chất xơ sẽ tạo cảm giác no lâu hơn, giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn nạp vào và ổn tốc độ tăng đường trong máu. Đặc biệt, rau sống chứa nhiều chất xơ hơn so với rau nấu chín.
2. Ăn bao nhiêu rau xanh là hợp lý cho bệnh đái tháo đường?
Dù rau xanh có rất nhiều chất dinh dưỡng và vai trò tích cực đối với bệnh đái tháo đường, người Việt Nam mắc bệnh tiểu đường thường không ăn đủ rau. Theo kết quả điều tra dinh dưỡng ở Việt Nam, tới năm 2020, dù người Việt ăn nhiều rau hơn (đạt 231 g/người/ngày), nhưng mức này vẫn khá thấp so với các tiêu chuẩn được khuyến cáo.
Tổ chức Y tế thế giới có đứa ra khuyến cáo là mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ tối thiếu 450g rau và quả mỗi ngày để bảo vệ trước các bệnh mãn tính và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Bộ Y tế cũng đã phê duyệt Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành Việt Nam, trong đó nêu rõ mỗi người trưởng thành nên ăn từ 480 g đến 560 g rau quả mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe (khoảng 240-320 g cho rau và 240 g cho trái cây). Tuy nhiên, khẩu phần rau cho người tiểu đường có thể cần được điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ. Trên đây là các mức tối thiếu, người đái tháo đường có thể được bác sĩ khuyến cáo sử dụng ít trái cây và nhiều rau hơn (có thể tới 300-400 g/ngày).
Có một nghiên cứu ở Việt Nam được đăng trên tạp chí tạp chí Quốc tế về Dinh dưỡng Lâm sàng & Chế độ Ăn kiêng cho thấy, những người ăn nhiều rau xanh hơn có lượng đường trong máu thấp hơn so với những người tiêu thụ ít rau xanh hơn. Họ sử dụng một phương pháp khá thú vị để khuyến khích người bệnh ăn nhiều rau xanh hơn, đó là sử dụng nước sốt và mayonnaise, những thứ thường thấy trong món salad. Lượng rau xanh được khuyến cáo trong nghiên cứu này là 450 g một ngày (chứa khoảng 12 g chất xơ).
Qua đó, bạn có thể thấy là chế độ ăn giàu rau đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc thiết lập một khẩu phần rau cho người tiểu đường hợp lý. Việc bổ sung và ăn nhiều rau là một cách hiệu quả để duy trì mức đường huyết ổn định và an toàn. Bạn có thể ăn nhiều loại rau, thay đổi cách chế biến, hoặc ăn cùng các loại thực phẩm khác để đảm bảo đủ lượng rau được khuyến cáo này.
Đối với người bệnh tiểu đường, việc ăn nhiều rau xanh là rất quan trọng, nhưng không kém phần quan trọng là duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất để giữ mức đường huyết trong phạm vi an toàn. Kiểm soát đường huyết chính là yếu tố then chốt giúp sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, làm sao để hiểu rõ cơ thể và đưa ra những quyết định ăn uống đúng đắn? Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare có thể là giải pháp bạn đang tìm kiếm.
Thiết bị này không chỉ giúp bạn đo lường chính xác mức đường huyết theo thời gian thực một cách thuận tiện, mà còn giúp bạn nhận diện mối liên hệ giữa thức ăn, hoạt động và thuốc men với sự thay đổi của đường huyết. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống sao cho phù hợp, giúp ổn định đường huyết và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Hãy tưởng tượng bạn có thể dự đoán trước sự biến động của đường huyết và chủ động điều chỉnh để có một cuộc sống thoải mái, khỏe mạnh hơn.
Việc xây dựng một khẩu phần rau cho người tiểu đường phù hợp cần được kết hợp với việc theo dõi đường huyết thường xuyên. Bằng cách theo dõi đường huyết, bạn có thể đánh giá được hiệu quả của khẩu phần rau cho người tiểu đường hiện tại và điều chỉnh cho phù hợp. Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare là một công cụ hữu ích giúp bạn thực hiện việc này. Thiết bị này cho phép bạn theo dõi mức độ của khẩu phần đó ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào. Từ đó, bạn có thể tối ưu lượng rau cho người tiểu đường để đạt hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt nhất.
Để tìm hiểu thêm về lợi ích của máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể tham khảo các bài viết chi tiết trên trang web của FPT MediCare tại https://web.fptmedicare.vn/.
Bài viết tham khảo nguồn: