Bạn có bao giờ cảm thấy thèm ăn không kiểm soát được, đặc biệt trong những lúc căng thẳng, buồn chán hay thậm chí là hạnh phúc? Điều này có thể khiến bạn khó lòng kiểm soát được cân nặng. Về lâu dài, nó còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Nhưng đừng lo, với những bí kíp dưới đây, bạn có thể kiểm soát cơn thèm ăn và xây dựng một mối quan hệ lành mạnh hơn với thực phẩm.
1. Hiểu rõ sự khác biệt giữa “đói thật sự” và đói do cảm xúc
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc ăn không kiểm soát là do sự nhầm lẫn giữa “đói thật sự” và đói do cảm xúc. “Đói thật sự” thường đến từ nhu cầu năng lượng của cơ thể, trong khi đói do cảm xúc lại xuất phát từ những lúc căng thẳng, buồn bã hay cô đơn.
- “Đói thật sự”: Xuất hiện dần dần, có thể được thỏa mãn bằng bất kỳ loại thực phẩm nào.
- Đói do cảm xúc: Đến bất ngờ, thường đi kèm với cảm giác thèm các món ăn cụ thể như đồ ngọt hoặc thức ăn nhanh, và không biến mất ngay cả khi bạn đã ăn no.
Order thiết kế: Vẽ bảng sau:
Tên bảng: Phân biệt “đói thật sự” và đói do cảm xúc
Đặc điểm | “Đói thực sự” | Đói do cảm xúc |
Thời điểm xuất hiện | Xuất hiện dần dần | Đến bất ngờ, đột ngột |
Mức độ khẩn cấp | Có thể chờ đợi | Cảm thấy cần được thoả mãn ngay lập tức |
Loại thực phẩm mong muốn | Có thể đáp ứng được bằng bất kỳ món ăn nào | Thèm các món ăn cụ thể (đồ ngọt, thức ăn nhanh) |
Cảm giác sau khi ăn | Dừng lại khi cảm thấy no | Không cảm thấy no, tiếp tục muốn ăn thêm |
Tác động tâm lý sau khi ăn | Ăn để thỏa mãn cơn đói về mặt thể chất không khiến bạn cảm thấy tệ về bản thân | Gây cảm giác tội lỗi, mất kiểm soát hoặc xấu hổ |
Hiểu rõ nguồn gốc của cảm giác thèm ăn giúp bạn nhận thức được liệu mình đang cần nạp năng lượng thật sự hay chỉ đang tìm kiếm một sự an ủi tạm thời.
2. Tiêu thụ quá nhiều đường cũng gây đói nhanh chóng
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, nhưng sau đó lại giảm mạnh, dẫn đến cảm giác đói nhanh chóng. Điều này xảy ra do cơ thể phản ứng với mức đường cao bằng cách sản xuất insulin, làm giảm lượng đường trong máu xuống mức thấp, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đói, ngay cả khi vừa ăn xong.
Hơn nữa, đường kích thích não bộ tiết ra dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm giác hạnh phúc và phần thưởng. Điều này tạo ra một vòng lặp thèm ăn, khiến bạn muốn tiêu thụ thêm đồ ngọt để duy trì cảm giác dễ chịu. Từ đó dẫn đến việc ăn uống mất kiểm soát và gia tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa…
3. Xác định nguyên nhân gây cơn thèm ăn
Việc ghi chép lại các cảm giác và hoàn cảnh xung quanh cơn thèm ăn có thể giúp bạn nhận ra các yếu tố kích thích. Hãy thử tạo một nhật ký ăn uống và trả lời những câu hỏi sau mỗi lần bạn cảm thấy thèm ăn:
- Bạn đang cảm thấy gì trước khi cơn thèm ăn xuất hiện?
- Điều gì đã xảy ra ngay trước đó?
- Sau khi ăn, cảm xúc của bạn thay đổi thế nào?
- Bạn đã ăn gì cho bữa ăn trước?
Những thông tin này sẽ giúp bạn xác định được các tác nhân gây ra cơn thèm ăn, chẳng hạn như stress, buồn chán, hay tiêu thụ quá nhiều tinh bột và đường.
4. Các giải pháp hữu ích
4.1 Hạn chế tiêu thụ đường
Hãy đọc kỹ nhãn thực phẩm để tránh các sản phẩm chứa nhiều đường và tinh bột tinh chế, như nước ngọt, ngũ cốc, bánh quy, kem…
Thêm vào đó, tăng cường protein (đạm) và chất béo lành mạnh trong bữa ăn cũng là cách hiệu quả để giảm cảm giác thèm ăn do đồ ngọt gây ra. Protein và chất béo giúp ổn định năng lượng và giảm sự dao động của đường huyết, từ đó hạn chế cảm giác đói bất chợt.
Nếu bạn quá thèm ngọt, hãy thử ăn trái cây tươi. Chúng không chỉ cung cấp vị ngọt tự nhiên mà còn giàu chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường.
4.2. Cách đơn giản để giảm stress
Stress là một trong những nguyên nhân chính gây ra ăn uống cảm xúc. Khi căng thẳng, cơ thể sản sinh cortisol – một hormone kích thích cảm giác thèm đồ ăn ngọt và nhiều dầu mỡ. Để giảm stress, bạn có thể:
- Thực hiện các bài tập thở sâu.
- Tập yoga hoặc thiền định.
- Nghe nhạc thư giãn hoặc đi dạo ngoài trời.
Việc tìm cách giải tỏa stress mà không liên quan đến ăn uống giúp bạn hạn chế được cơn thèm ăn không cần thiết.
4.3. Tìm kiếm các hoạt động thay thế
Khi cảm thấy buồn chán, cô đơn hay căng thẳng, thay vì tìm đến đồ ăn, hãy thử các hoạt động khác để lấp đầy cảm xúc:
- Gọi điện cho một người bạn hoặc người thân.
- Tham gia các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, viết lách hoặc làm thủ công.
- Tập thể dục để giải phóng năng lượng.
Những hoạt động này không chỉ giúp bạn thoát khỏi cảm giác tiêu cực mà còn mang lại niềm vui bền lâu hơn việc ăn uống tạm thời.
4.4. Ăn uống chánh niệm
Khi bạn ăn quá nhanh hoặc vừa ăn vừa làm việc khác, cơ thể không kịp nhận ra tín hiệu no, dẫn đến việc ăn quá mức. Hãy thực hành ăn uống chánh niệm bằng cách:
- Tập trung hoàn toàn vào bữa ăn, không sử dụng điện thoại hoặc xem TV.
- Nhai chậm và tận hưởng hương vị của từng món ăn.
- Dừng lại giữa các miếng ăn để cảm nhận xem cơ thể đã no chưa.
Việc này không chỉ giúp bạn kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ mà còn làm tăng sự thỏa mãn từ bữa ăn.
4.5. Cho phép bản thân thưởng thức một cách có kiểm soát
Cấm đoán hoàn toàn các món ăn yêu thích có thể khiến bạn dễ dàng mất kiểm soát khi gặp cám dỗ. Thay vì nói “không bao giờ,” hãy thưởng thức chúng một cách điều độ. Chẳng hạn, ăn một miếng bánh nhỏ thay vì cả ổ, hoặc chia sẻ phần ăn với bạn bè.
4.6. Học cách yêu thương và chấp nhận cảm xúc
Cơn thèm ăn do cảm xúc thường bắt nguồn từ việc chúng ta né tránh hoặc đè nén tâm trạng. Hãy học cách đối diện với cảm xúc của mình bằng cách:
- Viết nhật ký để giải tỏa.
- Tâm sự với người bạn tin tưởng.
- Chấp nhận bản thân không hoàn hảo
- Tự nhắc nhở rằng mọi cảm xúc, dù tích cực hay tiêu cực, đều là một phần tự nhiên của cuộc sống.
4.7. Hiểu rõ cơ thể và thức ăn
Mỗi người có cơ chế chuyển hóa và phản ứng với thực phẩm khác nhau, đặc biệt là sự dao động đường huyết sau khi ăn. Một số món ăn có thể khiến đường huyết tăng nhanh chóng rồi giảm đột ngột, dẫn đến cảm giác đói và thèm ăn sớm hơn. Hiểu rõ cách cơ thể phản ứng với từng loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát chế độ ăn uống hiệu quả và duy trì sức khỏe lâu dài.
Để biết được món ăn nào gây dao động đường huyết mạnh, bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare. Thiết bị này cung cấp dữ liệu theo thời gian thực về mức glucose trong máu của bạn đối với các bữa ăn. Từ đó, bạn có thể nhận diện và giảm bớt những món gây ảnh hưởng xấu, đồng thời tối ưu hóa chế độ ăn uống phù hợp với cơ thể mình, giúp hạn chế cơn thèm ăn và duy trì năng lượng ổn định suốt cả ngày.
4.8. Xây dựng lối sống lành mạnh và bền vững
Cuối cùng, kiểm soát cơn thèm ăn không chỉ là vấn đề ý chí mà còn là việc xây dựng một lối sống lành mạnh:
- Lên kế hoạch bữa ăn khoa học, bao gồm đầy đủ chất xơ, protein và chất béo tốt để duy trì cảm giác no lâu.
- Thường xuyên tập thể dục.
- Dành thời gian để thư giãn.
- Tránh để bản thân bị đói quá lâu.
- Kết nối với những người xung quanh.
- Hãy kiên nhẫn và thực hành từng bước nhỏ để tạo thói quen tốt.
Cơn thèm ăn có thể là một thử thách lớn, nhưng với sự hiểu biết và các chiến lược đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chúng. Quan trọng hơn cả, hãy luôn yêu thương và chăm sóc bản thân, vì sức khỏe tinh thần và thể chất đều là nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc.
Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <gắn link landingpage 3P>
Tài liệu tham khảo: