Người tiểu đường vẫn có thể uống cà phê nếu tiêu thụ một cách hợp lý. Thức uống này không chỉ mang đến lợi ích cho sức khỏe như chống viêm, chống oxy hóa mà còn hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính. Tuy nhiên, cà phê cũng có thể gây ảnh hưởng đến đường huyết nếu không kiểm soát lượng tiêu thụ. Trong bài viết này, FPT Medicare sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Người tiểu đường uống cà phê được không?” và cung cấp thông tin chi tiết về cách sử dụng cà phê an toàn, hiệu quả.
1. Cà phê, đường và tuổi thọ
Một nghiên cứu đã xem xét tác động của cà phê, kể cả cà phê có đường, đến tuổi thọ, và gián tiếp trả lời câu hỏi người tiểu đường uống cà phê được không. Nghiên cứu này được công bố trên Annals of Internal Medicine đã phân tích dữ liệu từ hơn 170.000 người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 37 đến 73, kéo dài hơn 7 năm. Kết quả cho thấy, những người uống cà phê không đường (cả loại có chứa caffeine và loại đã khử caffeine) giảm nguy cơ tử vong từ 16% đến 21% so với những người không uống cà phê. Điều thú vị là, nhóm uống cà phê thêm đường (khoảng một muỗng cà phê đường mỗi cốc) cũng giảm nguy cơ tử vong từ 29% đến 31%, nếu tiêu thụ từ 1,5 đến 3,5 cốc mỗi ngày.
Điều này chứng tỏ rằng cà phê, kể cả khi thêm một lượng nhỏ đường, vẫn không ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích mà cà phê mang lại cho sức khoẻ.
2. Vì sao cà phê tốt cho sức khỏe?
Cà phê chứa nhiều hợp chất thực vật có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Những hợp chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và một số loại ung thư. Dù vậy, các chuyên gia nhấn mạnh rằng lợi ích từ cà phê chủ yếu đến từ bản thân nó, không phải từ việc thêm đường hoặc các chất tạo ngọt nhân tạo.
3. Điều gì xảy ra khi uống quá nhiều cà phê?
Vậy, người tiểu đường uống cà phê được không mà không gặp tác dụng phụ? Uống cà phê với lượng vừa phải có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng khi tiêu thụ quá nhiều caffeine, cơ thể có thể gặp phải một loạt vấn đề nghiêm trọng. Nếu vượt quá lượng khuyến nghị mỗi ngày, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng như nhịp tim tăng, hồi hộp, huyết áp cao, mất ngủ, lo lắng, run rẩy, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, và đau đầu.
Một lưu ý quan trọng về caffeine: khi tiêu thụ lượng caffeine mức cực cao trong thời gian ngắn (gần một nửa thìa cà phê caffein nguyên chất), nguy cơ co giật hoặc các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng có thể xảy ra.
Nếu đang mắc bệnh tiểu đường, cà phê có thể khiến bạn khó kiểm soát tình trạng đường huyết. Một số người có mức độ nhạy cảm đặc biệt với caffeine, khiến đường huyết biến động cao hơn sau khi uống cà phê.
Truy cập bài viết <Link tới bài viết CMGlu_I_7.29 > để tham khảo thông tin chi tiết.
4. Uống cà phê đúng cách
Để trả lời cho câu hỏi người tiểu đường uống cà phê được không một cách an toàn, bạn cần biết cách uống cà phê đúng cách. Các chuyên gia chỉ ra rằng khả năng chuyển hóa caffeine khác nhau ở mỗi người. Một số người có thể tiêu thụ lượng cà phê lớn mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, việc theo dõi số lượng cà phê bạn uống hàng ngày là điều quan trọng để đảm bảo cơ thể nhận được lợi ích mà không vượt quá giới hạn an toàn.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mức tiêu thụ caffeine an toàn cho hầu hết người trưởng thành là khoảng 400mg mỗi ngày, tương đương với 2-3 cốc cà phê cỡ trung.
Không chỉ có trong cà phê, caffeine còn hiện diện ở nhiều loại đồ uống khác như trà, nước ngọt có gas, nước tăng lực và thậm chí cả một số thực phẩm. Vì vậy, hãy chú ý đến những gì bạn tiêu thụ hàng ngày để kiểm soát lượng caffeine nạp vào, từ đó bảo vệ sức khỏe một cách chủ động.
Tác động của caffeine thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân. Nếu bạn đang đối mặt với khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết hoặc lo lắng về ảnh hưởng của caffeine, máy đo đường huyết liên tục có thể giúp ích trong trường hợp này. Thiết bị này giúp bạn thấy được sự biến động của đường huyết khi uống một cốc cà phê. Và không chỉ dừng lại ở cà phê, máy đo này cho bạn thấy rõ sự “lên xuống” của đường huyết đối với từng thực phẩm, bữa ăn. Từ đó giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Tóm lại, người tiểu đường uống cà phê được không? Có thể, nhưng cần uống với lượng vừa phải và theo dõi đường huyết thường xuyên. Cà phê, dù không đường hay có thêm một chút ngọt ngào, đều có thể mang lại lợi ích sức khỏe nếu được tiêu thụ đúng cách. Khi được sử dụng hợp lý, cà phê có thể hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Điều quan trọng là kiểm soát lượng caffeine nạp vào mỗi ngày, và chú ý đến các nguồn caffeine khác trong chế độ ăn uống. Hãy uống cà phê một cách thông minh để tận hưởng trọn vẹn những giá trị mà thức uống này mang lại!
Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <https://fptmedicare.vn/>
Tài liệu tham khảo:
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8066601
https://nutritionsource.hsph.harvard.edu/food-features/coffee
https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/spilling-beans-how-much-caffeine-too-much
https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/moderate-amounts-of-coffee-are-the-best
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9782232
https://www.cdc.gov/diabetes/living-with/10-things-that-spike-blood-sugar.html