Đường – một thành phần quen thuộc trong chế độ ăn uống hàng ngày – không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng hay đường huyết, mà còn có những tác động nguy hiểm lên gan. Gan là cơ quan đóng vai trò chuyển hóa chính trong cơ thể, nhưng lượng đường dư thừa, đặc biệt là fructose, có thể dẫn đến nhiều tổn thương nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mối liên hệ giữa đường trong chế độ ăn uống và các vấn đề về gan, đồng thời cung cấp những lời khuyên hữu ích để bảo vệ sức khỏe của bạn.
1. Đường và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) được định nghĩa là tình trạng mỡ tích tụ trong gan, chiếm hơn 5% trọng lượng của tế bào gan, dù bạn không uống rượu. Đây là bệnh lý ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, với tỷ lệ mắc bệnh dự kiến tiếp tục tăng cao.Bạn có biết, fructose, một loại đường thường xuất hiện trong nước ngọt và thực phẩm chế biến sẵn, đóng vai trò chính trong việc khởi phát và làm nặng thêm NAFLD. Khi lượng đường nạp vào cơ thể vượt quá mức cần thiết, gan sẽ chuyển hóa fructose thành chất béo thông qua quá trình tân tạo mỡ (de novo lipogenesis). Lượng mỡ tích tụ quá mức không chỉ làm tăng nguy cơ tổn thương gan mà còn ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất của cơ thể.
2. Cơ chế tổn thương gan do đường
- Chuyển hóa fructose tại gan
Không giống như glucose – loại đường có thể được hầu hết các tế bào trong cơ thể sử dụng – fructose chủ yếu được gan xử lý. Khi lượng fructose quá lớn, gan buộc phải chuyển hóa chúng thành chất béo dư thừa. Quá trình này cũng tiêu hao năng lượng ATP trong tế bào gan, tạo ra axit uric, gây ra stress oxy hóa và làm tổn thương tế bào gan. - Mỡ tích tụ trong gan
Mỡ tích tụ trong gan không chỉ đơn giản được lưu trữ, mà còn có thể tạo ra chất độc hại đối với gan. Những chất này gây viêm nhiễm, làm tổn thương tế bào gan và giảm khả năng điều hòa insulin. Từ đó có thể dẫn đến kháng insulin và tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2. - Tác động xấu đến hệ vi sinh đường ruột
Đường dư thừa còn làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột (dysbiosis), và tăng khả năng hấp thu các độc tố. Những chất này đi vào gan, kích thích phản ứng viêm và làm nặng thêm tình trạng NAFLD.
Ngoài ra, glucose dư thừa trong cơ thể có khả năng được chuyển hoá thành fructose. Điều này góp phần gia tăng lượng fructose và gây hại cho gan.
3. Gánh nặng sức khỏe từ bệnh gan
Gan nhiễm mỡ không do rượu còn liên quan chặt chẽ đến các bệnh chuyển hóa như tiểu đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch,…. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ (NASH), xơ gan và ung thư gan.
Đáng báo động, tỷ lệ mắc NAFLD đang gia tăng nhanh chóng ở trẻ em và thanh thiếu niên.
4. Vai trò của máy đo đường huyết liên tục
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu rất phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa sự hình thành bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Do đó, việc sử dụng máy đo đường huyết liên tục (CGM) có thể mang lại lợi ích lớn. Thiết bị này cho phép theo dõi mức đường huyết theo thời gian thực, và giúp bạn nhận ra tác động của thực phẩm chứa nhiều đường đến cơ thể. Chẳng hạn, sau khi uống nước ngọt hoặc ăn thực phẩm chứa đường, CGM có thể cho thấy đường huyết tăng vọt. Điều này giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế tiêu thụ đường để bảo vệ sức khỏe của gan và kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.
Tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang ngày càng được nhận thức rõ hơn về mức độ nghiêm trọng. Dù thực tế vấn đề này đã âm thầm gia tăng trong nhiều thập kỷ. Sự bùng phát đồng thời của hai “đại dịch” béo phì và tiểu đường tuýp 2 chính là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng này trở nên phổ biến.
Do đó, việc kiểm soát tốt đường huyết đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự hình thành và tiến triển của căn bệnh về gan này. Máy đo đường huyết liên tục (CGM) là công cụ hữu ích giúp bạn theo dõi đường huyết theo thời gian thực, từ đó hiểu rõ hơn về tác động của thực phẩm chứa nhiều đường lên cơ thể.
Ví dụ, sau khi uống nước ngọt hoặc ăn thực phẩm nhiều đường, Máy đo đường huyết liên tục sẽ ghi nhận mức đường huyết tăng đột ngột. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận ra loại thực phẩm nào cần hạn chế và điều chỉnh chế độ ăn uống một cách khoa học hơn. Nhờ đó, bạn có thể giảm lượng đường tiêu thụ, bảo vệ sức khỏe của gan và kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
5. Làm thế nào để giảm đường trong chế độ ăn?
Một vài gợi ý dưới đây có thể giúp bạn:
- Hạn chế đồ uống có đường
Các loại nước ngọt, nước trái cây đóng hộp và đồ uống thể thao chứa lượng đường rất cao. Thay vào đó, hãy chọn nước lọc, nước trà không đường hoặc nước pha với chanh tươi để thay thế. - Đọc nhãn thực phẩm cẩn thận
Đường có nhiều tên gọi khác nhau như siro ngô, đường mía, fructose, glucose… và thậm chí là nước ép trái cây cô đặc. Việc đọc kỹ nhãn thực phẩm sẽ giúp bạn tránh tiêu thụ nhiều đường ẩn trong thực phẩm chế biến sẵn. - Tăng cường thực phẩm tự nhiên
Thay vì ăn các món tráng miệng ngọt, bạn có thể thay thế bằng trái cây tươi, hạt và sữa chua không đường. Những thực phẩm này không chỉ giảm đường mà còn cung cấp các chất xơ và dinh dưỡng cần thiết. - Nấu ăn tại nhà
Việc tự chuẩn bị bữa ăn giúp bạn kiểm soát lượng đường tốt hơn và tránh được các loại thực phẩm chứa nhiều đường từ bên ngoài.
Ngoài ra, đừng quên luyện tập thể dục thể thao đều đặn để cải thiện sức khoẻ tổng thể!
Đường trong chế độ ăn uống, có tác động đáng kể đến sức khỏe của gan. Việc tiêu thụ quá nhiều đường không chỉ dẫn đến tích tụ mỡ gan mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và các bệnh chuyển hóa khác như tiểu đường và bệnh tim mạch. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần chủ động giảm lượng đường trong chế độ ăn, theo dõi mức đường huyết và duy trì lối sống lành mạnh. Máy đo đường huyết liên tục có thể là công cụ hỗ trợ hiệu quả, giúp người bệnh tiểu đường nhận biết tác động của đường và đưa ra lựa chọn dinh dưỡng phù hợp.
Việc giảm đường không chỉ tốt cho gan mà còn mang lại lợi ích toàn diện cho sức khỏe lâu dài.
Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <gắn link landingpage 3P>
Tài liệu tham khảo: