Bảng chỉ số đường huyết là một thước đo quan trọng trong việc đánh giá mức độ đường huyết trong cơ thể, qua đó giúp phát hiện sớm các bất thường và kiểm soát sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, khi mức đường huyết không được kiểm soát tốt và liên tục tăng cao, nó có thể dẫn đến bệnh tiểu đường cùng nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, FPT Medicare sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các “bảng chỉ số đường huyết” chuẩn, giải thích ý nghĩa và vai trò của chúng, từ đó giúp người đọc chủ động quản lý sức khỏe hiệu quả hơn.
1. Chỉ số đường huyết là gì?
Trước khi tìm hiểu về bảng chỉ số đường huyết, chúng ta cần hiểu rõ chỉ số đường huyết là gì. Chỉ số đường huyết là một thước đo quan trọng trong việc đánh giá mức độ đường huyết trong cơ thể, qua đó giúp phát hiện sớm các bất thường và kiểm soát sức khỏe tổng quát. Glucose, hay còn gọi là đường, là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Tuy nhiên, khi mức đường huyết không được kiểm soát tốt và liên tục tăng cao, nó có thể dẫn đến bệnh tiểu đường cùng nhiều biến chứng nguy hiểm.
Với 7 triệu người mắc, bệnh tiểu đường đang là một gánh nặng lớn đối với hệ thống y tế Việt Nam. Đáng báo động hơn, hơn một nửa bệnh nhân đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, trong đó biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh và thận chiếm tỷ lệ cao.
Hiện nay, có hai đơn vị đo đường huyết phổ biến là mmol/L và mg/dL. Tại Việt Nam, đơn vị mg/dL được sử dụng rộng rãi trong các xét nghiệm và quá trình theo dõi đường huyết.
Các chỉ số đường huyết có thể phân loại theo nhiều dạng khác nhau, bao gồm: đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau nghiệm pháp dung nạp glucose, và chỉ số HbA1c.
- Chỉ số HbA1c: cho biết đường huyết trung bình trong 2-3 tháng gần nhất. Một ưu điểm của xét nghiệm này là người bệnh không cần phải nhịn ăn hay uống thêm gì trước khi làm xét nghiệm.
- Đường huyết lúc đói: cho biết lượng đường trong máu khi cơ thể đã nhịn ăn ít nhất 8 giờ (chỉ uống nước). Thường được thực hiện vào buổi sáng sớm, trước bữa ăn.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose: là xét nghiệm kéo dài trong hai giờ để kiểm tra đường huyết cả trước và hai giờ sau khi uống một dung dịch ngọt đặc biệt.
- Chỉ số đường huyết bất kỳ: xét nghiệm được thực hiện bất kỳ lúc nào trong ngày khi người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ mắc tiểu đường.
Các chỉ số đường huyết này đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi tình trạng đường huyết, từ đó giúp bác sĩ đưa ra các khuyến nghị hoặc giải pháp điều trị phù hợp.
2. Các chỉ số đường huyết đối với người bình thường và người đái tháo đường
Bảng dưới đây cung cấp các chỉ số đường huyết tương ứng ở người bình thường, tiền tiểu đường và mắc bệnh tiểu đường, theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 của Bộ Y tế cũng như theo hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA).
Bảng 1: Các chỉ số đường huyết hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường
HbA1c (%) | Đường huyết lúc đói (mg/dL) | Đường huyết bất kỳ (mg/dL) | Nghiệp pháp dung nạp glucose (mg/dL) | |
Tiểu đường | ≥ 6.5 | ≥ 126 (ít nhất 2 lần) | ≥ 200 (ít nhất 2 lần) | ≥ 200 |
Tiền tiểu đường | 5.7 – 6.4 | 100 – 125 | 140-200 | 140-200 |
Bình thường | <5.7 | < 100 | <140 | < 140 |
Bảng chỉ số đường huyết trên cung cấp một cái nhìn tổng quan. Tiền tiểu đường được xem là giai đoạn tiền khởi của bệnh tiểu đường tuýp 2. Ở giai đoạn này, lượng đường trong máu đã bắt đầu tăng cao nhưng chưa đủ để đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường. Các chuyên gia y tế thường sử dụng các thuật ngữ như “rối loạn dung nạp glucose” hoặc “rối loạn glucose lúc đói” để mô tả tình trạng tiền tiểu đường. Tình trạng này cho thấy cơ thể đang dần mất khả năng kiểm soát đường huyết và có nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 và các bệnh lý tim mạch.
Bên cạnh đó, bệnh nhân đái tháo đường cũng có thể thường xuyên đối mặt với tình trạng hạ đường huyết, chủ yếu đến từ là việc điều trị. Ngoài bảng chỉ số đường huyết dùng để chẩn đoán, người tiểu đường cũng cần quan tâm đến các chỉ số liên quan đến hạ đường huyết. Hạ đường huyết được chia thành 3 mức độ với các chỉ số đường huyết theo bảng dưới đây:
Bảng 2: Các giá trị đường huyết tương ứng với các mức độ hạ đường huyết, theo ADA (2022)
Phân độ hạ đường huyết | Mức glucose máu: |
Độ 1 | 54 – 70 mg/dl |
Độ 2 | < 54 mg/dl |
Độ 3 | Trường hợp nặng, có thay đổi về ý thức và/hoặc thể chất cần người khác trợ giúp. |
Mặc dù chỉ số đường huyết là một thông số quan trọng, nhưng bạn không nên tự đánh giá tình trạng sức khỏe dựa trên chỉ số này. Bệnh tiểu đường là một căn bệnh phức tạp, đòi hỏi phải được chẩn đoán và điều trị bởi các chuyên gia y tế. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết, đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của bạn, lên kế hoạch, mục tiêu điều trị, cũng như đưa ra các lời khuyên phù hợp.
Bệnh nhân tiểu đường cần mức đường huyết mục tiêu là bao nhiêu?
Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, người trưởng thành không mắc bệnh thường có chỉ số đường huyết nằm trong khoảng 60 – 100 mg/dL khi đói và dưới 140 mg/dL sau khi ăn. Tuy nhiên, giá trị này có thể khó đạt được cho người bệnh tiểu đường do có nguy cơ hạ đường huyết nguy hiểm. Do đó, Hiệp hội này khuyến cáo để giảm thiểu rủi ro và sống chung với bệnh, người bệnh nên kiểm soát lượng đường trong máu trước bữa ăn là 90-130 mg/dl và lượng đường trong máu sau bữa ăn dưới 180 mg/dL. Do tình trạng bệnh và mục tiêu điều trị ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để có cho mình một mục tiêu đường huyết phù hợp. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và bảng chỉ số đường huyết tham khảo để đưa ra mục tiêu phù hợp.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, duy trì sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, làm thế nào để đo đường huyết một cách tiện lợi mà không cần phải chích máu đầu ngón tay? Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare chính là giải pháp lý tưởng cho bạn. Thiết bị này cung cấp kết quả đo đường huyết chính xác theo thời gian thực, đồng thời giúp bạn nhận diện mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, vận động, thói quen sinh hoạt và việc sử dụng thuốc với sự biến động của đường huyết. Nhờ đó, bạn có thể chủ động điều chỉnh lối sống để duy trì mức đường huyết ổn định, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Hãy tưởng tượng bạn có thể dự đoán và điều chỉnh sự thay đổi đường huyết, mang lại cuộc sống khỏe mạnh, thoải mái hơn. Để tìm hiểu thêm về lợi ích của máy đo đường huyết liên tục 3P, hãy truy cập trang web của FPT MediCare tại https://web.fptmedicare.vn/.
Bài viết tham khảo nguồn: