Căng thẳng là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại. Khi bạn mắc tiểu đường, áp lực này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tiểu đường là một tình trạng kéo dài, đòi hỏi bạn phải theo dõi, kiểm soát đường huyết và duy trì lối sống lành mạnh liên tục. Điều này dễ dẫn đến căng thẳng, không chỉ về mặt tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống.
1. Ảnh hưởng của căng thẳng đến cơ thể và đường huyết
Căng thẳng không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mà còn tác động tiêu cực đến các chức năng trong cơ thể. Khi căng thẳng, cơ thể giải phóng các hormone như cortisol và adrenaline – còn được gọi là hormone “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Những hormone này làm tăng đường huyết để cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể.
Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, việc tăng đường huyết theo tình huống trên là một vấn đề lớn. Cơ thể họ không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng hiệu quả chúng, khiến đường huyết duy trì ở mức cao và gây hại cho cơ thể. Về lâu dài, căng thẳng còn làm giảm động lực chăm sóc sức khỏe, khiến người bệnh lơ là trong việc ăn uống, tập thể dục và kiểm soát đường huyết.
2. Những nguồn căng thẳng phổ biến ở người tiểu đường
Bạn có gặp rắc rối nào dưới đây không?
- Ăn uống hằng ngày: Việc phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt có thể trở thành gánh nặng tâm lý. Hay bạn cảm thấy lo lắng không biết món ăn nào khiến đường huyết tăng?
- Sử dụng thuốc mỗi ngày: Duy trì việc uống thuốc và tiêm insulin đều đặn đôi khi làm người bệnh cảm thấy áp lực.
- Theo dõi đường huyết: Bạn có sợ phải chích máu đầu ngón tay? Hay cảm thấy chán nản khi đường huyết cứ lên rồi lại xuống thất thường?
- Lo lắng về biến chứng: Bất an trước nguy cơ biến chứng lâu dài làm gia tăng căng thẳng.
3. Làm thế nào để kiểm soát căng thẳng khi mắc tiểu đường?
- Xác định nguồn gốc căng thẳng: Điều quan trọng nhất là hiểu rõ điều gì đang làm bạn căng thẳng. Có thể đó là công việc, gia đình hoặc chính việc quản lý bệnh tiểu đường. Khi xác định được nguồn gốc, bạn sẽ dễ dàng tìm cách giảm thiểu hơn.
- Thay đổi tình huống: Nếu có thể, hãy tìm cách giảm bớt các yếu tố gây căng thẳng. Ví dụ, tránh xa môi trường làm việc căng thẳng, chuẩn bị các món ăn vặt lành mạnh trong nhà để giảm cám dỗ ăn uống không lành mạnh.
- Thay đổi cách phản ứng: Nếu không thể thay đổi tình huống, hãy điều chỉnh cách bạn đối mặt với nó. Thực hành thiền, yoga hoặc các bài tập thở sâu có thể giúp bạn thư giãn và quản lý căng thẳng tốt hơn.
- Tạo niềm vui cho bản thân: Tìm kiếm niềm vui nhỏ mỗi ngày giúp bạn giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Hãy xem một bộ phim hài, trò chuyện với bạn bè hoặc tham gia hoạt động mà bạn yêu thích.
4. Đánh bay căng thẳng với giải pháp theo dõi đường huyết liên tục
Một cách hiệu quả để giảm căng thẳng do lo lắng về đường huyết là sử dụng máy đo đường huyết liên tục (CGM). Thiết bị này cung cấp dữ liệu theo thời gian thực, giúp bạn biết được tình trạng đường huyết của mình ở bất kỳ thời điểm nào.
Đặc biệt, máy đo 3P của FPT MediCare là lựa chọn lý tưởng với độ chính xác cao và khả năng cảnh báo khi đường huyết vượt ngưỡng an toàn. Hơn thế nữa, thiết bị còn giúp bạn theo dõi tác động của các yếu tố hằng ngày như bữa ăn, thuốc men, hay các bài tập thể dục đối với đường huyết. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh lối sống để duy trì đường huyết ổn định. Thiết bị này không chỉ hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả mà còn giúp giảm căng thẳng, mang lại sự an tâm trong cuộc sống.
Khi kiểm soát được căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn, cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ biến chứng và duy trì đường huyết ở mức ổn định.
Hãy nhớ rằng, căng thẳng là một phần của cuộc sống, nhưng bạn hoàn toàn có thể học cách đối mặt và vượt qua. Với sự hỗ trợ từ các công cụ hiện đại như máy đo đường huyết liên tục và sự thay đổi trong lối sống, bạn có thể quản lý căng thẳng một cách hiệu quả, từ đó sống vui khỏe hơn cùng bệnh tiểu đường.
Để biết thêm về các thông tin sức khoẻ khác và Máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập tại đây https://fptmedicare.vn/
Tài liệu tham khảo: