“Hiệu ứng tàu lượn siêu tốc” ở người bệnh tiểu đường được hiểu là sự thay đổi lớn về lượng đường trong máu, dẫn đến biến động thường huyết. Sự biến động này bao gồm hai nhóm là Tăng đường huyết và Hạ đường huyết.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra các tình trạng này và liệu nó có nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh hay không? Nếu bạn cũng đang có chung nỗi băn khoăn này thì hãy cùng chúng tôi tìm lời giải ở ngay bên dưới nhé!
1. “Hiệu ứng tàu lượn siêu tốc” ở người mắc tiểu đường là gì?
“Hiệu ứng tàu lượn siêu tốc” ở người bệnh tiểu đường được hiểu là sự thay đổi lớn về lượng đường trong máu, dẫn đến tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết thất thường.
Ngay cả khi bệnh nhân dùng thuốc đúng theo bác sĩ dặn, tình trạng này vẫn cực kỳ khó kiểm soát và có thể gây ra sự biến thiên giữa các kết đo đường huyết ở các thời điểm khác nhau.
Xem thêm >>> Cẩm nang xử lý hạ đường huyết cho người nhà bệnh nhân tiểu đường
2. Nguyên nhân nào dẫn đến “hiệu ứng tàu lượn siêu tốc” ở người mắc tiểu đường?
Như đã đề cập ở trên, sự biến động theo kiểu “tàu lượn siêu tốc” của đường huyết sẽ bao gồm hai trường hợp là Tăng đường huyết và Hạ đường huyết. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra các tình trạng này?
Các yếu tố chính thúc đẩy lượng đường tăng cao:
– Dừng thuốc hoặc giảm liều mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
– Chế độ ăn uống. Tiêu thụ quá nhiều tinh bột có thể gây ra lượng đường trong máu cao.
– Thay đổi việc tập luyện. Ví dụ hàng ngày bạn dành 2 giờ đồng hồ để tập cardio, nhưng hôm nay vì bận công việc nên bạn không thực hiện nữa. Điều này có thể làm tăng đường huyết của bạn. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng, rối loạn giấc ngủ và cảm xúc, các loại thuốc như steroid cũng có khả năng khiến đường huyết cao.
Lượng đường trong máu thấp thường gặp nhất ở những người dùng insulin, nhưng nó cũng có thể xảy ra nếu bạn đang dùng một số loại thuốc trị tiểu đường đường uống.
Nguyên nhân phổ biến của hạ đường huyết do tiểu đường là:
– Dùng quá nhiều insulin hoặc thuốc trị tiểu đường
– Ăn ít, ăn không đủ, bỏ bữa
– Tăng cường tập thể dục hoặc hoạt động thể chất mà không ăn nhiều hơn hoặc điều chỉnh thuốc
– Sử dụng đồ uống có cồn
Bên cạnh những lí do đã nêu, có nhiều người đối mặt với tình trạng dao động đường huyết thất thường mà không rõ nguyên nhân.
Xem thêm Nguyên nhân và dấu hiệu người tiểu đường bị hạ đường huyết
3. “Hiệu ứng tàu lượn siêu tốc” ở người mắc tiểu đường có nguy hiểm không?
Đường huyết dao động càng nhiều thì nguy cơ dẫn đến các biến chứng sớm của bệnh tiểu đường càng cao, ngay cả khi mức HbA1c trung bình của bạn có vẻ tốt.
Nếu đường huyết giảm quá thấp hoặc tăng quá cao, người bệnh có thể gặp tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và cần được đưa đi cấp cứu. Đó có thể là hạ đường huyết nặng, hoặc nhiễm toan ceton khi đường huyết lên cao.
Ngoài ra, lượng đường trong máu dao động lớn có thể gây ra nhiều rối loạn cảm xúc như trầm cảm, kích động, cảm thấy cáu kỉnh, lo lắng, thiếu năng lượng, dễ mệt mỏi và nóng nảy không kiểm soát được.
Như vậy, đối với người mắc bệnh tiểu đường, đường huyết hay thay đổi một cách bất thường. Sự biến động này càng cao, thì nguy cơ dẫn đến các biến chứng sớm của bệnh tiểu đường càng lớn.
Do vậy, hãy nhớ luôn tuân thủ điều trị do bác sĩ chỉ định và tái khám đúng lịch hẹn để phòng ngừa biến chứng do đái tháo đường gây ra.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các ứng dụng theo dõi đường huyết như FPT Medicare để kiểm soát tình trạng bệnh của mình một cách tốt hơn nhé!
Thông tin về ứng dụng FPT Medicare: https://fptmedicare.vn/ung-dung-theo-doi-duong-huyet-thong-minh/
Bài viết tham khảo nguồn:
Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ; Trang thông tin sức khỏe chuyên nghiệp: mayoclinic.org.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetic-hypoglycemia/symptoms-causes/syc-20371525
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyperglycemia/symptoms-causes/syc-20373631