Bên cạnh glucose, fructose cũng là loại đường có trong nhiều loại thức ăn đi vào cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều fructose, đặc biệt là từ các nguồn như đường bổ sung, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như gan nhiễm mỡ, kháng insulin, tăng triglyceride, bệnh tim mạch và các vấn đề chuyển hóa khác. Các khuyến nghị dinh dưỡng hiện nay khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ đường bổ sung, bao gồm fructose, để bảo vệ sức khỏe. Ngược lại, fructose có trong trái cây tự nhiên thường đi kèm với các chất xơ và chất dinh dưỡng kháclại có lợi cho sức khỏe.
- Đường fructose khác gì so với glucose?
Đường huyết, thường được hiểu là lượng glucose trong máu, là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe, đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường. Glucose là nguồn năng lượng chính cung cấp cho các tế bào trong cơ thể, được sản xuất từ quá trình phân giải carbohydrate có trong thức ăn.
Bên cạnh glucose, các loại đường đơn khác như fructose cũng có mặt trong máu. Fructose có nhiều trong các loại thực phẩm như trái cây, mật ong, và các loại si-rô ngô. Đặc biệt, trong loại đường chúng ta ăn hàng ngày (đường bổ sung, hay sucrose), fructose chiếm đến 50%, và phần còn lại là glucose.
Mặc dù cùng là đường đơn, nhưng glucose và fructose có những đặc điểm khác biệt về cách cơ thể vận chuyển và xử lý. Trong khi glucose là loại đường chính được tìm thấy trong máu để vận chuyển đến nhiều loại tế bào trong cơ thể, fructose ít tồn tại trong máu mà được xử lý phần lớn tại gan. Ở đây, fructose chủ yếu được chuyển hóa thành glucose, tạo thành lipid hoặc bị oxy hóa. Do đó, tiêu thụ fructose chỉ làm gia tăng nhỏ nồng độ glucose huyết và không làm tăng đột ngột (vì cần thời gian để gan chuyển hóa). Sau các bữa ăn, tổng lương đường trong máu tăng lên, nhưng loại đường chủ yếu glucose. Đây là loại đường được phát hiện và đo nồng độ bởi các máy đo đường huyết.
- Ăn nhiều fructose có tốt cho sức khỏe?
- Fructose có thể làm tăng đường huyết ít hơn các carbohydrate khác
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, so với các loại carbohydrate khác chứa nhiều tinh bột, fructose khi đưa vào cơ thể gây ra sự gia tăng đường huyết và insulin thấp hơn đáng kể. Việc thay thế một phần carbohydrate trong chế độ ăn (chủ yếu là tinh bột) bằng fructose đã được chứng minh là có đã làm giảm 13% glucose huyết ở cả người bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Một nghiên cứu khác cũng đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể về mặt lâm sàng trong kiểm soát đường huyết (tương đương với việc giảm trung bình khoảng 0,53% HbA1c) ở nhóm người sử dụng fructose thay thế cho carbohydrate khác trong thức ăn, mà không gây ra tác dụng phụ đáng kể lên quá trình tiết insulin. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lượng lớn thực phẩm chứa fructose liệu có thực sự tốt cho sức khỏe?
- Fructose có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe
Fructose có một số bằng chứng về tác động tích cực lên các giá trị đường huyết, tuy nhiên có lẽ sẽ gây hiểu lầm khi kết luận rằng lượng fructose tiêu thụ này là an toàn khi chỉ xem xét tác dụng này. Dù chưa được chứng minh rõ ràng, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy fructose có thể gây ra hầu hết các hội chứng chuyển hóa nguy hiểm, bao gồm kháng insulin, tăng triglyceride, béo phì bụng, huyết áp cao, stress oxy hóa, viêm, gan nhiễm mỡ và tổn thương thận. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng fructose có thể làm tăng axit uric trong máu và gây bệnh gút, huyết áp cao và các vấn đề tim mạch. Bên cạnh đó, dữ liệu từ các thí nghiệm trên động vật và nghiên cứu ở người cho thấy fructose bổ sung quá nhiều có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường và nguy cơ bệnh tim mạch. Các khuyến nghị dinh dưỡng hiện nay đều hướng tới việc giảm tiêu thụ đường bổ sung, bao gồm fructose, với mục tiêu giảm xuống dưới 5% tổng lượng calo mỗi ngày (mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới), qua đó giúp cải thiện khả năng dung nạp glucose và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng như các bệnh lý chuyển hóa. Việc giảm lượng đường bổ sung trong chế độ ăn còn có thể giúp cải thiện bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ tử vong sớm.
Ngược lại, các thực phẩm tự nhiên chứa fructose như trái cây và rau quả lại không gây ra vấn đề sức khỏe, mà còn có thể bảo vệ chống lại nguy cơ các bệnh tiểu đường và tim mạch. Chúng chỉ chứa lượng fructose thấp nhưng rất dồi dào về chất xơ và các nguồn dinh dưỡng khác.
Việc theo dõi mức đường huyết đóng vai trò then chốt trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT Medicare mang đến giải pháp theo dõi chính xác và liên tục mức đường huyết của bạn trong suốt cả ngày lẫn đêm. Nhờ đó, bạn có thể nhận diện rõ những thói quen có thể làm tăng đường huyết và từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt một cách hợp lý. Đây chính là phương pháp giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường một cách chủ động và hiệu quả, đồng thời tận hưởng cuộc sống trọn vẹn. Cùng với thông điệp “Làm chủ đường huyết, làm chủ cuộc sống”, FPT MediCare mang đến cho bạn công nghệ quản lý đường huyết để cải thiện chất lượng cuộc sống. Để tìm hiểu thêm về lợi ích của máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể tham khảo thêm thông tin sản phẩm hoặc các bài viết hữu ích trên trang web của FPT Medicare tại https://web.fptmedicare.vn/.