Thói quen ăn uống là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tiêu thụ thịt đỏ, thịt chế biến và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bài viết này sẽ phân tích vai trò của thịt đỏ và thịt chế biến trong việc làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2, dựa trên các nghiên cứu khoa học, đồng thời giải thích các cơ chế đằng sau mối liên hệ này.
- Định nghĩa và phân loại thịt
Thịt đỏ là loại thịt bao gồm phần cơ của động vật có vú như bò, lợn, cừu, dê, và các loài tương tự. Đây là nguồn cung cấp protein và sắt heme dồi dào.Thịt chế biến bao gồm các loại thịt được xử lý qua ướp muối, lên men, hun khói hoặc các quá trình khác nhằm tăng hương vị và kéo dài thời gian bảo quản. Hầu hết các loại thịt chế biến đều chứa thịt lợn hoặc thịt bò, nhưng cũng có thể chứa thịt gia cầm, nội tạng hoặc các sản phẩm phụ từ thịt.
Ngoài ra, thịt “siêu chế biến”, thường sử dụng trong công nghiệp, cũng thuộc nhóm thịt chế biến. Các sản phẩm phổ biến là xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói và bánh mì kẹp thịt.
Thịt gia cầm, bao gồm thịt gà, vịt, gà tây, chim cút và ngỗng.
- Tăng tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến: Xu hướng và nguy cơ
Sản xuất và tiêu thụ thịt trên toàn cầu đã tăng đáng kể trong 50 năm qua. Đến năm 2050, sản lượng thịt toàn cầu dự kiến tăng thêm 50%. Tuy nhiên, cùng với xu hướng này là sự gia tăng các bệnh mãn tính, bao gồm tiểu đường tuýp 2.
Nhiều nghiên cứu tại Đại học Naples Federico II ở Naples, Ý, đã chỉ ra rằng tiêu thụ 100 gram lượng thịt mỗi ngày làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 lên 22%. Với một nửa lượng đó nhưng với thịt chế biến, nguy cơ này tăng lên 30%. Đáng chú ý, các loại thực phẩm khác như cá, trứng hay thịt gia cầm chỉ liên quan đến mức tăng nguy cơ nhỏ hoặc không đáng kể.
Một nghiên cứu khác từ Trường Y tế Công cộng Harvard Chan (Hoa Kỳ) được công bố năm 2023 cho thấy, so với nhóm tiêu thụ ít thịt đỏ nhất, những người ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn 62%. Việc tiêu thụ thịt đỏ chế biến hàng ngày có liên quan đến nguy cơ cao hơn 51%, trong khi thịt đỏ chưa qua chế biến làm tăng nguy cơ 40%.
Một nghiên cứu khác trên 1,97 triệu người lớn với 100.000 trường hợp mắc bệnh tiểu đường từ 20 quốc gia cũng góp phần củng cố rằng tiêu thụ thịt, đặc biệt là thịt chế biến và thịt đỏ chưa qua chế biến, là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Cơ chế làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 từ thịt đỏ và thịt chế biến
Thịt đỏ và thịt chế biến chứa nhiều thành phần có thể làm suy yếu chức năng chuyển hóa của cơ thể:
- Chất béo bão hòa và cholesterol:
- Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ làm giảm độ nhạy insulin, khiến các tế bào khó hấp thụ glucose từ máu. Trong khi đó, hàm lượng chất béo không bão hòa tương đối thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
- Cholesterol trong thịt đỏ làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu, một yếu tố liên quan đến sự phát triển của tiểu đường tuýp 2.
- Sắt heme:
- Sắt heme, có nhiều trong thịt đỏ, là một chất oxy hóa mạnh. Nó làm tăng căng thẳng oxy hóa và kháng insulin, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tế bào beta – các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy.
3.3. Các chất chuyển hóa từ tryptophan:
- Thịt đỏ chứa tryptophan và các chất chuyển hóa của nó, cũng được chứng minh là góp phần làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
3.4. Chất phụ gia và sản phẩm glycat hóa bền vững (AGE):
- Natri, nitrat, nitrit trong thịt chế biến không chỉ gây tổn thương tế bào tụy mà còn dẫn đến căng thẳng oxy hóa, rối loạn chức năng nội mô, và giảm độ nhạy cảm của các tế bào với insulin.
- Các hợp chất N-nitroso hình thành trong quá trình chế biến thịt và các sản phẩm glycat hóa bền vững (AGE) được tạo ra khi nấu ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) góp phần làm tăng phản ứng viêm và kháng insulin.
3.5. Tăng cân và béo phì:
- Thịt đỏ và thực phẩm chế biến nằm trong các chế độ ăn uống có liên quan đến tình trạng tăng cân. Tăng cân và béo phì làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 qua cơ chế kháng insulin và viêm mạn tính.
- Lợi ích từ việc thay thế thịt đỏ bằng nguồn protein khác
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thay thế thịt đỏ bằng các nguồn protein lành mạnh như các loại hạt, đậu hoặc sản phẩm từ sữa ít béo có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
- Nghiên cứu ở Trường Y tế Công cộng Harvard Chan cho thấy thay thế một khẩu phần thịt đỏ bằng các nguồn protein thực vật như các loại hạt hoặc đậu có liên quan đến việc làm giảm 30% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2; việc thay thế bằng các sản phẩm từ sữa có thể giảm 22% nguy cơ.
- Thay thế 50 gram thịt chế biến mỗi ngày bằng 100 gram thịt gia cầm giúp giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 trung bình 10%.
- Các nguồn protein khác như cá hay trứng ít có nguy cơ dẫn tới tiểu đường tuýp 2 hơn.
Các nghiên cứu và phát hiện này đã ủng hộ các hướng dẫn chế độ ăn uống về hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, áp dụng cho cả thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến. Việc này không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe mà còn hỗ trợ bền vững môi trường, do sản xuất thịt đỏ tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn các nguồn protein khác.
Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare: Người bạn đồng hành tin cậy cho người bệnh tiểu đường
Việc quản lý bệnh tiểu đường trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare. Thiết bị này không chỉ đo đường huyết chính xác mà còn cung cấp dữ liệu chi tiết về cách cơ thể phản ứng với từng bữa ăn, giúp người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống hiệu quả. Với khả năng theo dõi đường huyết liên tục, người dùng có thể dễ dàng phát hiện những biến động bất thường và đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời. Ứng dụng đi kèm giúp người bệnh trực quan hóa dữ liệu, từ đó đánh giá tác động của các yếu tố như chế độ ăn, luyện tập và thuốc men lên đường huyết.
FPT MediCare tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào chăm sóc sức khỏe, giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống. Máy đo 3P không chỉ là một thiết bị y tế mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trên hành trình quản lý bệnh. Để tìm hiểu thêm về máy đo 3P, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về sản phẩm ở website https://fptmedicare.vn/.
Bài viết tham khảo nguồn:
https://iris.who.int/bitstream/handle/10665/370775/9789240074828-eng.pdf?sequence=1
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/B9780128185728000061
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10739777
https://www.thelancet.com/journals/landia/article/PIIS2213-8587(24)00179-7/fulltext