Trong thời đại mà các bệnh mãn tính liên quan đến chế độ ăn uống đang trở thành vấn đề toàn cầu, vai trò của thực phẩm trong việc duy trì sức khỏe ngày càng được công nhận rộng rãi. Và do đó, khái niệm “thực phẩm là thuốc” đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ trong lĩnh vực y tế.
1. Khái niệm “Thực phẩm là thuốc”
Hơn 2.000 năm trước, Hippocrates, cha đẻ của Y học đã nói: “Hãy để thức ăn là thuốc của bạn, và thuốc là thức ăn của bạn.” Thật kỳ lạ khi câu nói ấy, tưởng chừng như thuộc về một thời xa xưa, lại đang trở thành ánh sáng dẫn đường trong y học hiện đại. Trong bối cảnh các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, và tim mạch đang là nguyên nhân chính gây tử vong toàn cầu, chúng ta không chỉ cần thuốc, mà còn cần sự thay đổi từ trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Theo thống kê, 1 trong 5 ca tử vong trên thế giới liên quan đến chế độ ăn không lành mạnh – cao hơn cả những nguy cơ từ hút thuốc lá. Thật đáng suy ngẫm khi con người đầu tư hàng tỷ đô la vào y tế nhưng lại để vụt qua cơ hội cải thiện sức khoẻ bởi dinh dưỡng.
2. Thế giới đang làm gì để hiện thực hóa “thực phẩm là thuốc”?
2.1. Bữa ăn được cá nhân hóa theo y khoa (Medically tailored meals)
Bữa ăn thiết kế riêng về mặt y tế là những bữa ăn hoàn chỉnh, được chế biến sẵn và giao tận nhà. Chúng được lên thực đơn bởi chuyên gia dinh dưỡng, dựa trên nhu cầu cá nhân của bệnh nhân. Nhu cầu này được xác định thông qua quá trình tư vấn dinh dưỡng.
Đối tượng chính của những bữa ăn này là các bệnh nhân mắc bệnh lý phức tạp. Họ thường không có khả năng đi mua sắm hoặc tự chuẩn bị bữa ăn.
Các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân tham gia chương trình này đã đạt được nhiều lợi ích. Những lợi ích này bao gồm giảm số lần nhập viện, giảm chi phí y tế tổng thể và cải thiện chất lượng chế độ ăn uống. Điều này đặc biệt rõ rệt ở những người đang đối mặt với tình trạng thiếu an ninh lương thực.
2.2. Thực phẩm cá nhân hóa theo y khoa (Medically tailored groceries)
Thực phẩm thiết kế riêng theo y khoa tiếp cận được nhiều bệnh nhân hơn so với bữa ăn. Điều này bởi vì bệnh nhân sẽ tự nấu nướng và chuẩn bị thức ăn tại nhà.
Trong chương trình này, chuyên gia dinh dưỡng lựa chọn các mặt hàng thực phẩm phù hợp. Đây là một phần trong kế hoạch điều trị dành cho những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tiếp cận thực phẩm và mắc các bệnh mãn tính hoặc cấp tính liên quan đến chế độ ăn uống, như tiểu đường hay bệnh tim mạch.
Bệnh nhân sẽ nhận thực phẩm chưa chế biến từ phòng khám hoặc các địa điểm cộng đồng khác. Sau đó, họ mang về nhà để tự nấu nướng.
Tác động của chương trình này chưa được đánh giá cao như bữa ăn thiết kế riêng. Tuy vậy, ngày càng có nhiều bệnh viện, trung tâm y tế đặt chung địa điểm với các kho thực phẩm. Các ngân hàng thực phẩm cũng bắt đầu tích cực tham gia chương trình này.
2.3. Thực phẩm theo toa (Produce prescription)
Chương trình kê đơn thực phẩm tươi mang lại tác động rộng rãi nhất trong các can thiệp thuộc nhóm “thực phẩm là thuốc”. Chương trình này cung cấp phiếu giảm giá hoặc thẻ thanh toán để nhận thực phẩm tươi miễn phí hoặc với giá ưu đãi. Đối tượng là các bệnh nhân béo phì, tiền tiểu đường,…
Chương trình này đã cho thấy nhiều kết quả tích cực. Bao gồm cải thiện các chỉ số sinh học ở người mắc tiểu đường, giảm tiêu thụ thức ăn nhanh, giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) và tăng lượng trái cây, rau quả tiêu thụ.
Nghiên cứu về chi phí và hiệu quả chỉ ra rằng, trợ giá 30% cho trái cây và rau củ có thể ngăn chặn gần 2 triệu trường hợp mắc bệnh tim mạch và tiết kiệm khoảng 40 tỷ USD chi phí y tế.
3. Máy đo đường huyết liên tục đóng vai trò gì trong việc cách mạng hóa “thực phẩm là thuốc”
Công nghệ theo dõi đường huyết liên tục đang mở ra một kỷ nguyên mới trong việc cá nhân hóa chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe. Với khả năng cung cấp dữ liệu thời gian thực về mức đường huyết, thiết bị này giúp người dùng nhận biết ngay lập tức tác động của thực phẩm đến cơ thể. Ví dụ, những món ăn có chỉ số đường huyết cao (như bánh mì trắng) thường gây tăng đường huyết đột ngột, trong khi các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt hoặc rau xanh giúp duy trì sự ổn định.
Một nghiên cứu cho thấy 87% người dùng máy đo đường huyết liên tục thay đổi lựa chọn thực phẩm dựa trên dữ liệu của thiết bị, từ việc loại bỏ đồ uống có đường đến việc đọc nhãn dinh dưỡng kỹ càng hơn. Đặc biệt, thiết bị này không chỉ là công cụ đo lường mà còn đóng vai trò là “động lực hành động,” khuyến khích các hoạt động thể chất như đi bộ sau bữa ăn khi thấy mức đường huyết tăng.
Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ này, người dùng, đặc biệt là những người mắc tiểu đường, có thể áp dụng hiệu quả “thực phẩm là thuốc” để cải thiện sức khỏe một cách đơn giản.
FPT MediCare tự hào là đơn vị tiên phong tại Việt Nam đưa công nghệ theo dõi đường huyết liên tục vào cuộc sống hàng ngày cho bệnh nhân tiểu đường. Máy đo 3P không chỉ là thiết bị đầu tiên tại Việt Nam có khả năng kết nối với ứng dụng thông minh mang tên FPT MediCare, mà còn mở ra cơ hội để người dùng theo dõi sức khỏe một cách tiện lợi và hiệu quả hơn bao giờ hết. Với tính năng đồng bộ hóa dữ liệu thời gian thực, ứng dụng FPT MediCare hỗ trợ phân tích xu hướng đường huyết và cung cấp thông tin cá nhân hóa. Từ đó giúp người dùng xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp. Đây là bước tiến vượt bậc trong việc chăm sóc sức khỏe chủ động, mang lại niềm tin và động lực cho hàng triệu người Việt Nam.
Tóm lại, hành trình hướng tới một thế giới khỏe mạnh cần được bắt đầu ngay từ những gì chúng ta ăn uống hàng ngày. Bạn có thể tham khảo các thông tin cụ thể hơn về thực phẩm để sống khoẻ trên website https://fptmedicare.vn/
Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <https://fptmedicare.vn/>
Tài liệu tham khảo:
https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/CIR.0000000000001182