Bạn đọc hỏi: Em bị tđ tuyp 2 , gần đây em bị tê bì 2 bàn chân và bị cảm giác đau châm chích , dạ cho em hỏi có biện pháp nào khắc phục không ạ?
Chuyên gia trả lời:
“Cách phòng ngừa và điều trị biến chứng bàn chân tiểu đường
Giữ lượng đường trong máu của bạn càng gần với ngưỡng của người bình thường càng tốt. Đây là một trong những điều quan trọng nhất để ngăn ngừa tổn thương thần kinh hoặc hạn chế nó trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, việc chăm sóc bàn chân là rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường:
– Rửa chân sạch sẽ hàng ngày
– Lau thật khô và đừng quên các kẽ ngón chân
– Dưỡng ẩm cho bàn chân, tránh thoa lên kẽ ngón vì có thể gây nhiễm trùng
– Cắt móng chân theo chiều ngang và nhẹ nhàng giũa các cạnh sắc hai bên
– Kiểm tra bàn chân mỗi ngày xem có vết cắt, vùng da đỏ, sưng, vết loét, vết phồng rộp, vết chai không. – Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu tìm thấy bất kỳ thay đổi nào được nêu ra
– Mang vớ hút ẩm
– Trước khi mang giày, hãy kiểm tra các vật sắc nhọn bên trong và lấy nó ra (có thể là đá nhỏ, ghim bấm giấy…)
– Mang giày êm, vừa vặn và không cọ xát vào chân
– Giữ cho máu lưu thông. Kê chân lên lúc đang ngồi và ngọ nguậy các ngón chân trong vài phút khi ngồi lâu
Những điều cần tránh khi chăm sóc bàn chân
Không đi lại bằng chân trần, kể cả khi ở trong nhà
Không ngâm chân
Không tự ý loại bỏ các vết chai
Không hút thuốc
Cần làm gì nếu chân tôi bị thương?
Nếu bạn phát hiện một vết cắt, vết phồng rộp, vết loét, vùng da đỏ hoặc vết nứt hở, bạn nên ngay lập tức:
Bước 1. Rửa và lau khô khu vực vết thương
Bước 2. Bôi thuốc sát trùng tốt như Betadine
Bước 3. Băng lại bằng băng vô trùng, có bán ở các hiệu thuốc
Nếu vết thương không cải thiện trong vòng 24 giờ, hãy lập tức gặp bác sĩ.