1. Tiêu chí lựa chọn giúp bảo vệ bàn chân cho người đái tháo đường
Nguyên tắc chọn giày cho người bệnh tiểu đường có thể dựa vào 3 yếu tố sau đây:
- Chọn đúng loại giày
- Chọn giày đúng với kích cỡ chân
- Chọn giày êm chân và giúp bạn thấy thoải mái khi mang
Sau đây chúng ta sẽ cùng làm rõ các nguyên tắc này nhé !
1.1 Chọn đúng loại giày
- Tại sao phải chọn đúng loại giày?
Giày được sản xuất dành riêng cho người tiểu đường thường được thiết kế các tính năng thúc đẩy tuần hoàn máu tốt và ngăn ngừa chấn thương. Chúng bao gồm các loại như giày cao gót hoặc giày bệt (như giày thể thao, giày lười).
- Làm thế nào để chọn đúng giày?
Nếu bạn đang kiểm soát bệnh tiểu đường tốt và chưa có bất kỳ vấn đề nào về chân, thì bạn có thể chỉ cần chọn một đôi giày thoải mái và vừa vặn.
Đồng thời, tránh đi giày cao gót mà thay vào đó nên đi giày gót thấp hoặc đế bằng để giảm nguy cơ chấn thương. Nếu bạn thích đi giày cao gót, hãy đảm bảo rằng mũi giày cao ít nhất 2 cm ở mũi trước. Đây là độ cao mà hầu hết mọi người có thể mang nhưng không ảnh hưởng đến dáng đi.
Mặt khác, nếu bạn đã bị bất kỳ vấn đề nào ở chân rồi thì bạn cần mang những loại giày chuyên dụng dành riêng cho người tiểu đường. Theo đó, bác sĩ có thể đề xuất cho bạn một trong các loại giày sau:
+ Giày đế sâu: Giày sâu hơn 0,6 đến 1,2 cm so với giày bình thường. Khoảng trống dư ra có thể đủ chỗ khi chân bạn xuất hiện những vết chai và cũng như khi có lực ép vào chân bạn.
+ Giày đặc trị: Giày đặc trị thường được chỉ định khi bạn đang điều trị vết loét ở chân hoặc sau khi phẫu thuật chân. Loại giày này có thể hở hoặc bít mũi. Tuy nhiên, giày hở mũi thường không được khuyên dùng cho những người mắc bệnh tiểu đường trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
+ Giày tùy chỉnh: Giày tùy chỉnh được tạo ra từ khuôn bàn chân của bạn. Loại giày này thường là lựa chọn nếu bàn chân bạn bị dị tật.
1.2 Chọn giày đúng với kích cỡ chân của bạn
- Tại sao phải chọn giày đúng kích cỡ?
Một đôi giày vừa vặn sẽ giúp nâng đỡ đôi chân của bạn mà không gây quá nhiều áp lực lên chúng.
- Làm thế nào để chọn giày đúng kích cỡ?
+ Bàn chân của bạn có 3 kích thước cần phải xem xét trước khi chọn giày, bao gồm: chiều dài, chiều rộng và chiều cao, bạn nên kiểm tra 3 yếu tố này cả khi ngồi và khi đứng
+ Chọn một đôi giày có hình dạng phù hợp với bàn chân (mỗi loại giày có độ cong hay thẳng khác nhau)
+ Nên đi mua giày vào buổi chiều tối (lúc này bàn chân của bạn đã đi lại cả ngày và nó sẽ ở kích thước lớn nhất);
+ Mang cùng loại tất mà bạn sẽ đi với đôi giày mới và nhờ trợ giúp khi thử những đôi giày khác.
+ Khi mang giày, các ngón chân của bạn được di chuyển thoải mái mà không cảm thấy quá chật hoặc bị bó. Điều này giúp máu lưu thông qua bàn chân tốt hơn và giúp ngăn ngừa các vùng bị ứ đọng máu ở bàn chân do giày quá chật.
1.3 Chọn giày êm chân và giúp bạn thấy thoải mái khi mang
- Tại sao phải chọn giày êm chân và giúp bạn thấy thoải mái khi mang?
Giày dép dành cho người tiểu đường phải có đệm êm để bàn chân của người bệnh không bị đau sau khi mang một thời gian dài hoặc sau khi hoạt động thể chất có tác động mạnh như chạy, chơi thể thao. Nếu không êm, bàn chân của bệnh nhân sẽ nhanh mỏi hơn và bị đau vì không quen với việc thường xuyên đi trên bề mặt cứng.
- Làm thế nào để chọn một đôi giày như vậy?
– Miếng đệm bên trong có thể giúp việc mang giày trở nên thoải mái hơn. Hãy tìm những miếng đệm hỗ trợ nhưng vẫn để chừa một vài khoảng trống để di chuyển bên trong giày.
– Dùng thêm đệm giúp hấp thụ sốc khi bạn đi bộ hoặc chạy trên bề mặt cứng. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng giày còn nhiều khoảng trống cho các ngón chân của bạn.
– Khi giày vừa chân và được cố định, bạn sẽ cảm thấy vừa khít (giống như khi bạn mang một đôi găng tay mới), nhưng không chật.
1.4 Một số lưu ý khác:
- Bạn nên thay giày và miếng lót giày thường xuyên, thường nên thay giày sau 6 tháng.
- Bạn có thể mang thử giày mới mua trong nhà vài ngày trong thời gian dùng thử, sau đó tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về độ vừa vặn của giày. Bạn có thể cần phải điều chỉnh vài điểm để giày của bạn trở nên vừa vặn hơn.
- Chỉ mua giày từ các cửa hàng uy tín, có chế độ bảo hành về độ vừa vặn và chất lượng.
2. Tầm quan trọng của việc chọn giày dép ở người tiểu đường?
Việc chọn giày dép rất quan trọng với người đái tháo đường. Nếu mang giày không phù hợp, người bệnh có thể bị phồng rộp hoặc vết chai. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng bàn chân cà chậm chí có nguy cơ cắt cụt chân
Tham khảo: Biến chứng bàn chân – Nỗi lo chung của bệnh nhân tiểu đường
3. Người mắc tiểu đường có thể mua giày ở đâu?
Việc lựa chọn giày, nhất là đối với bệnh nhân đã có biến chứng rồi sẽ rất cần lời tư vấn từ các chuyên gia. Bạn nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội tiết hoặc bác sĩ chuyên về bàn chân để chẩn đoán tình trạng chân của mình trước, sau đó bạn sẽ được chỉ định những loại giày phù hợp.
Sau khi được chỉ định, bạn có thể mua các loại giày này ở hiệu thuốc, trang thương mại điện tử hoặc các cửa hàng giày dép chuyên dụng,…
Hiện nay trên thị trường, một số nhãn hiệu bạn có thể gặp như Dr. Comfort, Hush Puppies và Prophet. Đây là những brand nổi tiếng chuyên sản xuất giày trị liệu và chỉnh hình.
- Giày có mã A5500 hoặc A5501 của Hệ thống Mã hóa Quy trình Chăm sóc Sức khỏe Chung của Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ (HCPCS)
- Thương hiệu giày thể thao New Balance cũng sản xuất giày với các mã này.
Checklist các khi mua giày cho người tiểu đường |
|
Có thể bạn quan tâm:
- Nụ Cười và Tác Động Kì Diệu Đối Với Người Mắc Bệnh Tiểu Đường
- 3 cách theo dõi đường huyết dành cho người bệnh tiểu đường
- Ý tưởng bữa sáng lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường
Tài liệu tham khảo:
- https://www.diabetes.ca/DiabetesCanadaWebsite/media/Managing-My-Diabetes/Tools%20and%20Resources/finding-the-proper-shoe-fit.pdf?ext=.pdf
- https://care-med.ca/how-to-choose-diabetic-footwear/
- https://www.diabetes.ca/DiabetesCanadaWebsite/media/Managing-My-Diabetes/Tools%20and%20Resources/finding-the-proper-shoe-fit.pdf?ext=.pdf
- https://www.healthline.com/health/diabetes/diabetic-shoes#:~:text=Look%20for%20a%20lightweight%20shoe,you%20can%20loosen%20or%20tighten.