Mới biết có bệnh TĐTK nhiều Mẹ Bầu cảm thấy hoang mang và không biết nên làm gì. Bạn đừng quá lo vì bệnh này bạn có thể quản lý. Khoảng 80% Mẹ Bầu TĐTK có thể quản lý bằng ăn uống và tập thể dục mà sẽ chưa cần tiêm thuốc insulin. Cứ bình tình mà đi từng bước. Trang mạng này cung cấp các kiến thức cho bạn.
Khi bạn có kiến thức ăn uống khoa học, bạn có thể quản lý đường huyết ổn hơn. Và bạn có thể tạo ra thói quen ăn uống dinh dưỡng cho cả cuộc đời. Bạn cố lên cho bản thân và sức khỏe của gia đình.
Ăn kiêng theo phương pháp khoa học.
-
Mỗi ngày ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ.
-
Bữa chính ăn 2 chén rau, 1 chén chất đạm, và ~2/3 chén tinh bột.
-
Đây là mức ăn cho người bệnh TĐTK, chưa tiêm thuốc. Nếu bạn đang tiêm thuốc thì hỏi bác sĩ cách ăn và chỉnh liều cho phù hợp.
Tối ngủ đủ 8 tiếng.
-
Thiếu ngủ đường huyết sẽ dễ tăng.
-
Nếu không đi bộ được, thì tập các động tác tay ngồi tại chỗ. Bạn vào trang Youtube tìm từ “arm work out at desk.”
-
Đói <5,3 mmol/L, sau 1h<7,8mmol/L, và sau 2h<6,7mmol/L. Nếu máy của bạn sử dụng mg/dL lấy chỉ số mmol/L nhân 18.
Khám bác sĩ đúng hẹn
-
Khi khám đo đường đói và sau khi ăn.
-
Lưu ý: Nếu dung nạp (uống 75gram nước đường) lần đầu đã có kết quả có bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ, thì lần 2 tái khám lại, bạn không nên dung nạp lại lần 2.
-
Lý do là dung nạp lại sẽ không chuẩn. Chỉ số dung nạp lần 2 thường là vẫn cao. Trong khi bạn về nhà ăn kiêng và theo dõi ở nhà có thể là ổn.
-
Khi đi khám lại, bạn khám bác sĩ nào mà đo đường đói và sau khi ăn. Nếu chỉ số đói và sau khi ăn ổn thì bạn tiếp tục ăn kiêng, tập thể dục nếu có thể, đến lúc sinh.
-
Lúc đi khám lại, mang theo đồ ăn sáng bạn ăn thường ngày ở nhà. Như vậy thì đường đo sau khi ăn tại văn phòng bác sĩ sẽ chuẩn vì bạn ăn đồ thường ngày của bạn.