1. Bệnh Tiểu đường không phụ thuộc insulin ( Tiểu đường tuýp 2 ) là gì?
Bệnh Tiểu đường không phụ thuộc insulin (còn được gọi là tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường khởi bệnh lúc lớn tuổi) là một căn bệnh mãn tính, chiếm khoảng 90% trong tổng số các trường hợp bệnh Tiểu đường. Tình trạng này chủ yếu do rối loạn chuyển hóa glucose trong máu, dẫn đến tăng đường huyết ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể.
1.1 Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Các nguyên nhân trọng yếu của tiểu đường tuýp 2 ( không phụ thuộc insulin) thường liên quan đến lối sống và yếu tố di truyền. Xuất hiện các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Béo phì: Béo phì, đặc biệt là béo phì ở vùng bụng
- Lối sống không lành mạnh: Thường xuyên ít vận động, ăn nhiều thực phẩm có nồng độ đường và carbohydrate cao, hút thuốc, uống nhiều rượu, làm việc lâu tại văn phòng mà ít hoạt động thể chất
- Di truyền: Trường hợp có xuất hiện những người có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn, nếu có người thân trong gia đình đã mắc bệnh này.
- Tuổi tác: Nguy cơ mắc tiểu đường tăng và tỷ lệ thuận với tuổi tác, đặc biệt là ở độ tuổi sau 45 .
- Rối loạn chuyển hóa: Những rối loạn như huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tim mạch cũng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
1.2 Biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2
Các triệu chứng bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin ( tiểu đường tuýp 2) thường tiến triển chậm. Trên thực tế, người bệnh có thể sống chung với bệnh lý này trong nhiều năm mà không hề hay biết. Đến khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng:
- Khô miệng, khát nước
- Đi tiểu thường xuyên
- Tăng cảm giác đói
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi.
- Mắt mờ
- Vết thương lâu lành
- Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân
- Vùng da ở nách và cổ có dấu hiệu đen sạm
Xem thêm: Hiểu đúng về Insulin để sử dụng hiệu quả
2. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (tiểu đường type 2) là người ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, trẻ em và thanh thiếu niên có tình trạng thừa cân, béo phì cũng là một nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trong tương lai.
Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu và thực tế đã gặp cho thấy những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc loại bệnh tiểu đường này như sau:
- Thường gặp ở độ tuổi ngoài 40 tuổi
- Có yếu tố di truyền gia đình, có ba mẹ hoặc anh em mắc bệnh
- Chủng tộc
- Thừa cân, béo phì.
- Ít hoạt động thể lực.
- Ăn uống không lành mạnh như chế độ ăn nhiều calo, chất béo bão hòa, nhiều đường, ít chất xơ,…
- Tăng huyết áp hoặc tăng mỡ máu.
- Tiền sử mắc Đái tháo đường thai kỳ.
Xem thêm: Độ tuổi nào có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường?
3. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?
3.1 Bệnh ảnh hưởng đến cơ thể
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng bệnh sẽ ngày càng tiển triển xấu đi và có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng như:
- Bệnh tim mạch: tiểu đường làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ, cao huyết áp…
- Bệnh thận: bệnh tiểu đường có thể gây ra biến chứng thận mãn tính hoặc suy thận giai đoạn cuối.
- Tổn thương dây thần kinh ở các chi: lượng đường trong máu tăng cao có thể làm tổn thương hoặc phá hủy các dây thần kinh, gây ra các triệu chứng như ngứa ran, tê, rát, đau, nghiêm trọng nhất là mất cảm giác, thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và lan dần lên trên.
- Tổn thương dây thần kinh ở các cơ quan khác: tổn thương các dây thần kinh ở tim có thể khiến nhịp tim không đều. Tổn thương dây thần kinh trong hệ tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Ở nam giới, tổn thương dây thần kinh có thể gây rối loạn cương dương.
- Tổn thương mắt: bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và có thể làm hỏng các mạch máu ở võng mạc, gây mù lòa.
- Các bệnh về da: người mắc bệnh tiểu đường dễ mắc các vấn đề về da hơn, cụ thể là nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm.
- Cắt bỏ bộ phận trên cơ thể: nếu không được điều trị kịp thời, các vết thương trên cơ thể có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng buộc phải cắt bỏ, phần lớn là ngón chân, bàn chân hoặc cẳng chân.
- Khiếm thính: nhiều nghiên cứu cho thấy người mắc bệnh đái tháo đường dễ gặp các vấn đề về thính giác.
- Chứng ngưng thở lúc ngủ: ngưng thở khi ngủ thường gặp ở những người sống chung với bệnh tiểu đường loại 2, nhất là người thừa cân, béo phì.
- Chứng mất trí nhớ: đái tháo đường loại 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các rối loạn khác gây ra chứng sa sút trí tuệ.
3.2 Khả năng biến chứng cao ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Tại thời điểm chẩn đoán tiểu đường không phụ thuộc insulin ( tiểu đường tuýp 2), các nghiên cứu ghi nhận trong 20 bệnh nhân sẽ có 15% người mắc biến chứng (3/20). Trong đó, 2 người có biến chứng về mắt hoặc thận, 1 người có biến chứng về tim hoặc mạch máu. Các biến chứng này xuất hiện nhiều và nặng hơn nếu phát hiện trễ và kiểm soát bệnh kém.
Xem thêm:
- Phát hiện sớm biến chứng mắt của bệnh tiểu đường
- Biến chứng bàn chân : Nỗi lo chung của bệnh nhân tiểu đường
- “Chỉ dấu” cho thấy bạn đang mắc biến chứng thận do tiểu đường
4. Nên làm gì khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Trong điều trị tiểu đường không phụ thuộc Insulin ( tiểu đường tuýp 2), các chuyên gia sẽ khuyến nghị các biện pháp như:
- thay đổi lối sống
- tập luyện đều đặn
- ăn một chế độ ăn lành mạnh
- giảm cân (đối với những người có thừa cân hoặc béo phì)
- …
Các sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc giúp kiểm soát đường huyết và điều chỉnh insulin trong trường hợp cần thiết.
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin thường không có những triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, và nó khó để người ta nhận biết rằng mình đang mắc bệnh. Do đó, việc duy trì một lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa trở nên quan trọng để ngăn ngừa bệnh và ứng phó với tình trạng này.
Đối với những người mắc đái tháo đường type 2 (còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin), việc tuân thủ chỉ định bác sĩ và tự theo dõi sức khỏe thường xuyên rất quan trọng để kiểm soát đường huyết. Điều này tương tự như việc giữ những tài sản quý báu, để duy trì sức khỏe và đối mặt với tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Thay vì dùng thuốc, việc thay đổi lối sống lành mạnh cũng mang lại hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin! |
Có thể bạn quan tâm:
- Ý tưởng bữa sáng lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường
- Ứng dụng theo dõi đường huyết FPT Medicare: Giải pháp tối ưu cho người bệnh tiểu đường
Bài viết tham khảo nguồn: who.int/vietnam , diabetes.org.uk và benhvien108.vn.